Việc xác định nguồn gốc của loại tên lửa đă bắn hạ Su-25 vừa qua của Nga đang gặp rất nhiều trở ngại. Hiện cũng chỉ có thể xác định được 1 số nơi cung cấp loại vũ khí này cho chiến trường Syria. Nếu như Nga chưa thể chặn đứng được điều này th́ cuộc chiến bằng không quân của Nga sẽ không thể triển khai...v́ rất nguy hiểm. Thông qua một cuộc điều tra đặc biệt, chuyên gia quân sự Vadim Saranov đă vạch ra những nguồn có thể cung cấp cho các phần tử cực đoan thứ vũ khí nguy hiểm bắn hạ Su-25.
Trong tuần qua, các lực lượng đặc nhiệm Syria đă được điều động tới khu vực cường kích Su-25 bị bắn hạ để truy t́m gốc tích tên lửa pḥng không vác vai (MANPADS) mà phiến quân đă sử dụng để tấn công chiếc máy bay.
Hiện vẫn chưa có kết quả chính thức nào được công bố, song, thông qua một cuộc điều tra đặc biệt, chuyên gia quân sự Vadim Saranov đă vạch ra những nguồn có thể cung cấp cho các phần tử cực đoan thứ vũ khí nguy hiểm ấy.
MANPADS đă được các lực lượng chống chính phủ Syria sử dụng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tại quốc gia này năm 2011. Cuộc tấn công thành công đầu tiên của phiến quân được ghi nhận vào tháng 7/2012, khi ấy chúng đă bắn hạ một trực thăng Mi-8.
Thời điểm đó có nhiều đồn đoán về gốc tích vũ khí của quân khủng bố, một số phương tiện truyền thông đặt nghi vấn rằng phiến quân được các nước vùng Vịnh cung cấp tài chính. Các lô vũ khí được vận chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ, qua đường biên giới để vào Syria.
"Dù nguồn gốc của chúng là ǵ th́ các h́nh ảnh và video được ghi lại trong cuộc xung đột đă cho thấy phần lớn phiến quân được trang bị MANPADS của Liên Xô/Nga, trong đó có các phiên bản cải tiến khác nhau của tên lửa pḥng không vác vai Igla và Strela" – ông Saranov cho hay.
Theo thống kê của ông Saranov, các hệ thống pḥng không có trong tay phiến quân đă cho phép chúng bắn hạ ít nhất 3 trực thăng Mi-8, 2 tiêm kích MiG-21 và MiG-23 của Syria, 1 máy bay ném bom Su-22 và máy bay huấn luyện/tấn công mặt đất hạng nhẹ L-39 trong cuộc xung đột.
Ông Saranov nhận định, do hàng ngh́n MANPADS của Liên Xô và Nga đă được bán sang Syria trước khi có chiến tranh nên không thể loại trừ khả năng có một số hệ thống đă bị phiến quân chiếm giữ, và một trong số các hệ thống này đă bắn hạ chiếc Su-25 của Không quân Nga hôm 3/2.
Ngoài ra, MANPADS mà phiến quân sử dụng cũng có thể đến từ một số nguồn cung cấp khác, như Trung Đông, Đông Âu và thậm chí Đông Á.
Libya
Sau khi NATO can thiệp vào Libya để hạ bệ chính phủ Gaddafi năm 2011, các chuyên gia an ninh đă cảnh báo rằng, nhiều khí tài trong kho vũ khí tiên tiến của Libya, bao gồm cả tên lửa pḥng không vác vai, đă bị đưa lậu ra khỏi quốc gia này và đổ vào các khu vực xung đột khác, trong đó có Syria.
Theo ông Saranov, sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ, các kho vũ khí lớn của Libyan đều bị đánh cắp. Tới mùa thu năm 2011, truyền thông phương Tây thông báo khảng 20.000 hệ thống tên lửa pḥng không đă biến mất khỏi kho chứa của Lục quân Syria, và hàng trăm MANPADS đă được bán ra nước ngoài.
Đông Âu
Theo các chuyên gia phân tích an ninh, Đông Âu cũng là một nguồn cung cấp MANPADS lớn khác cho Syria.
B́nh luận về sự kiện Su-25 bị bắn hạ, chuyên gia Igor Morozov đến từ Cơ quan t́nh báo nước ngoài của Nga cảnh báo rằng hệ thống MANPADS mà phiến quân sử dụng có thể được nhập lậu từ Ukraine.
"Mùa thu năm ngoái, tại một kho quân sự ở Kalinovka, Ukraine đă xảy vụ cháy lớn, các quan chức Ukraine không loại trừ khả năng đây là một âm mưu được lên kế hoạch từ trước nhằm che giấu việc đánh cắp hàng trăm vũ khí.
Theo các nhà chức trách Ukraine, số vũ khí đó có thể đă rơi vào tay các phần tử khủng bố tại Syria, thông qua các nguồn cung cấp lậu khác nhau" – ông Morosov nói. Ngoài ra, các nhà quan sát từ lâu đă chỉ trích việc Bulgaria bán lượng lớn vũ khí cá nhân cho các quốc gia Đông Âu, bởi những vũ khí này thường bằng cách nào đó rơi vào tay khủng bố.
Do từng là thành viên của khối phía Đông nên ngành công nghiệp vũ khí của Bulgaria được sản xuất theo giấy phép các hệ thống MANPADS Strela-2M, Strela-3 và Igla-1.
Ông Viktor Khramchikhin, Phó giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự tại Moscow, cho biết, Bulgaria "không hề thấy e thẹn" khi giữ vai tṛ là "nhà cung cấp chủ lực các loại vũ khí cho tất cả các nhóm khủng bố chống chính quyền Assad".
Châu Á
Năm 2013, Quân đội Syria tự do (FSA) đă đăng tải các đoạn video cho thấy 2 trực thăng Mi-8/17 bị phá hủy tại Deir ez-Zor và Aleppo bằng tên lửa FN-6 – MANPADS thế hệ 3 do Trung Quốc sản xuất, với các tính năng tương tự như Igla-1. Một năm sau đó, có bằng chứng cho thấy FN-6 cũng được IS sử dụng tại Iraq.
Theo các chuyên gia Nga, các hệ thống này được chuyển từ Trung Quốc sang Syria thông qua một con đường khá lắt léo.
"Trung Quốc đă bán các hệ thống này cho Sudan, từ đây, chúng được Qatar mua lại và vận chuyển tới Syria" – ông Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu Xu hướng Chiến lược tại Moscow, cho hay.
Ngoài FN-6 Trung Quốc, theo ông Saranov, tên lửa HT-16PGJ của Triều Tiên – sao chép từ Igla-1 Liên Xô – đă được phiến quân sử dụng tại Syria.
"Có thể những vũ khí này đă được phiến quân chiếm giữ từ kho vũ khí của lực lượng chính phủ. Năm 2004, Damascus đă đặt mua một số lượng tên lửa HT-16PGJ từ Triều Tiên" – ông Saranov nói.
NATO
Vẫn chưa có bằng chứng cho thấy các loại MANPADS do NATO sản xuất được sử dụng tại Syria. Tuy nhiên, theo ông Saranov, Washington và các nước đồng minh thường xuyên bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho lực lượng phiến quân tại khu vực này.
Chẳng hạn, vào giữa tháng 1, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập đưa tin Mỹ đă bí mật cung cấp cho các phiến quân người Kurd ở Afrin, Syria vũ khí pḥng không.
Mặc dù Lầu Năm Góc kiên quyết phủ nhận tuyên bố trên nhưng hai tuần sau đó, có thông tin Quân đội Syria tự do (FSA) đă thu giữ được các tên lửa Igla từ phiến quân người Kurd. Theo ông Saranov, có khả năng những hệ thống này do Mỹ cung cấp.
"Nếu người Mỹ bắt đầu cung cấp cho phiến quân các tên lửa Stinger th́ đây sẽ là một bê bối lớn", ông Konovalov nói, "V́ thế, sẽ êm đẹp hơn nếu họ cung cấp cho phiến quân các hệ thống pḥng không Liên Xô. Chúng có thể do họ tích trữ bằng cách nào đó hoặc mua lại từ các quốc gia Đông Âu".
|
|