Cuộc chiến Trung - Mỹ với "miếng bánh" vũ khí ở Đông Nam Á - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cuộc chiến Trung - Mỹ với "miếng bánh" vũ khí ở Đông Nam Á
Do t́nh h́nh phức tạp ở Biển Đông, Đông Nam Á trở thành một thị trường hàng "nóng". Khu vực này trở thành nơi mà cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn thống trị nguồn cung vũ khí.


Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Delfin Lorenzana kiểm tra một khẩu súng mua của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Trong báo cáo của Viện nghiên cứu hoà b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI) đầu năm 2017 cho thấy, một xu hướng nổi bật rằng Đông Nam Á đang trở thành khu vực mua vũ khí nhiều nhất thế giới, với tổng giá trị tăng hơn 6% từ giai đoạn 2007-2011 so với 2012-2016.

Trong cuộc đua sắm vũ khí, các nước Đông Nam Á là thị trường lư tưởng đối với các nhà thầu quốc pḥng thế giới khi có tiền, có năng lực sử dụng các vũ khí hiện đại, và đang đối mặt với sức ép thật sự, mà gần đây chủ yếu do t́nh h́nh Biển Đông, để tăng cường mua sắm.



Máy bay vận tải C-17 của hạ cánh ở Singapore phục vụ việc tham gia triển lăm hàng không. Ảnh: Today.Mỹ đi chào hàng ở Đông Nam Á

Tại Triển lăm hàng không Singapore năm 2018, sự kiện diễn ra hai năm một lần, Mỹ là phái đoàn tham gia hùng hậu nhất với 170 đơn vị triển lăm của các công ty quốc pḥng. Nhiều quan chức Mỹ trong phái đoàn đến từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng, Bộ Thương mại, Cơ quan quản lư hàng không liên bang (FAA).

“Đối với Mỹ, khu vực Đông Nam Á ngày càng quan trọng trên thế giới. Chúng tôi cam kết đóng góp vào việc phát triển, hợp tác trên b́nh diện song phương và đa phương với các nước trong khu vực. Sự hiện diện của phái đoàn Mỹ hôm nay là một minh chứng, nhưng chưa phải là điều lớn nhất trong cam kết này”, bà Tina Kaidanow, Phó vụ trưởng Vụ Các vấn đề chính trị - quân sự tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nói trong cuộc trao đổi qua điện thoại với các phóng viên khu vực, bao gồm Báo , hôm 5/2.

Đây là cơ quan điều phối chính giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng Mỹ, đặc biệt trong các vấn đề mua bán vũ khí.

Mỹ đưa đến "chào hàng” trong một tuần triển lăm ở Singapore các loại vũ khí như C-17 Globemaster III, RQ-4 Global Hawk, E-3B Sentry, KC-135 Stratotanker, B-52 Stratofortress, P-8 Poseidon, AH-6 Little Bird, F-22 Raptor, F-16 Fighting Falcon, và F-18 Super Hornet. Cũng lần đầu tiên Mỹ giới thiệu máy bay F-35B Lightning II tại sự kiện.

Đại sứ Kaidanow không giấu giếm nhiệm vụ chính của bà khi đến Singapore chính là khuyến khích các nước Đông Nam Á mua vũ khí của Mỹ nhiều hơn. “Mặc dù một trong những nhiệm vụ của tôi là cố gắng thúc đẩy việc bán vũ khí của Mỹ, tôi không cần phải quá gắng sức v́ uy tín không thể bàn căi với vũ khí Mỹ. Các đối tác cũng hiểu rất rơ giá trị này”, bà Kaidanow nói.

Vấn đề địa chính trị cũng đóng vai tṛ quan trọng trong quyết định, khi các nước cần phải gia tăng năng lực để chống lại mưu đồ và những hành vi bành trướng trên Biển Đông. Do vậy, bà Kaidanow cho biết một nhiệm vụ trong chuyến công du là gặp gỡ và thảo luận việc mua bán vũ khí với “một số nước Đông Nam Á”. “Chúng tôi mong họ cân nhắc mua vũ khí Mỹ, không chỉ là vấn đề an ninh mà c̣n là cân bằng sức mạnh khu vực”.


Chiến đấu cơ F-35B lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lăm hàng không Singapore. Ảnh: SCMP.

Tại thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ để trở thành nhà cung cấp hàng đầu. Đến nay, Mỹ đă bán vũ khí cho các nước trong khu vực như Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines… Khi được hỏi về sự lo ngại cạnh tranh giữa Mỹ đối với những “đối thủ” như Trung Quốc trong miếng bánh xuất khẩu vũ khí, bà Kaidanow khẳng định: “Không, tôi không nghĩ vậy. Chúng tôi thực sự tin rằng vũ khí của chúng tôi là tốt nhất thế giới”.

Tuy nhiên, việc mua vũ khí từ Mỹ có nhiều nhược điểm dễ khiến đối tác nản ḷng. Ngoài vấn đề giá cả c̣n là khâu thủ tục phức tạp, việc xử lư đơn hàng rất mất thời gian, các điều kiện đi kèm cũng ngặt nghèo, và thường được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như nhân quyền chứ không chỉ v́ lợi ích kinh tế.

So với đó, “vũ khí Trung Quốc cũng rất mạnh mà giá cả lại cạnh tranh trên thị trường, việc mua bán có thể bao gồm chuyển giao công nghệ hoặc các khoản vay, hoặc quá tŕnh phê duyệt không khó khăn như so với Mỹ”, giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc pḥng Australia, nhận định trong một báo cáo hồi tháng 8/2017.

Nguy cơ "vũ khí Trung Quốc chống lại chính Trung Quốc"

Trên thực tế, ngày càng nhiều nước Đông Nam Á chọn Trung Quốc là “nhà thầu” cung cấp để hiện đại hoá kho vũ khí. Dữ liệu của SIPRI cho biết Trung Quốc đă bán vũ khí cho 7 nước ở Đông Nam Á kể từ năm 2006.

Cuối năm 2016, Malaysia và Trung Quốc kư kết hợp đồng quốc pḥng trị giá 278 triệu USD, lớn nhất từ trước đến nay, để cùng đóng 4 tàu tuần tra bờ biển. Cũng trong năm này, chính quyền Thái Lan đạt thoả thuận mua 3 tàu ngầm của Trung Quốc trị giá 1 tỷ USD, theo Asia Times.



Một xe tăng VT-4 do Trung Quốc chế tạo. Thái Lan từng đặt mua 49 xe tăng của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Indonesia, một trong những nước có nền quân đội hàng đầu trong khu vực, lâu nay thường chọn bạn hàng lớn gồm cả Mỹ và Trung Quốc. Giai đoạn 2005-2009, Indonesia đă mua nhiều tên lửa chống hạm C-802, các tên lửa pḥng không di động, radar từ Trung Quốc, cùng nhiều vũ khí cho tàu chiến…

Trong khi đó, Mỹ đă bán nhiều loại vũ khí cho Indonesia như máy bay hạng nhẹ, trực thăng Bell-412, trực thăng chiến đấu, tiêm kích F-16C, tên lửa và bộ phận ḍ sonar chống tàu ngầm… Tuy nhiên, Giáo sư Thayer cho rằng việc Indonesia mua nhiều vũ khí từ Trung Quốc “không nhất thiết phản ánh mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh mà bỏ qua Mỹ”. “Indonesia chỉ muốn đa dạng hoá nguồn gốc hệ thống vũ khí của họ”, ông nói.

Tờ Asia Times nhận định một lư do khác tạo cơ hội cho các nhà thầu Trung Quốc trong khu vực là khi các nước muốn thông qua các vụ mua bán vũ khí để tạo ra lợi thế hơn so với Mỹ trên bàn đàm phán. Và Bắc Kinh đang tận dụng rất tốt chính sách mới thân thiện với Trung Quốc mà Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte chủ trương.

Bên cạnh đó, khi Quốc hội Mỹ cấm xúc tiến hợp đồng bán 26.000 khẩu súng cho Philippines vào năm ngoái nhằm thể hiện sự phản đối chiến dịch chống ma tuư mà Tổng thống Duterte tiến hành, Trung Quốc ngay lập tức thấy cơ hội để bán súng trường cho lực lượng hành pháp Philippines.

Đến cuối năm 2017, Trung Quốc đă bán hàng ngh́n khẩu súng trường cho Lực lượng cảnh sát quốc gia Philippines (PNP). Giá trị của một hợp đồng 3.000 súng bàn giao hồi giữa tháng 10 năm ngoái trị giá 3,3 triệu USD, thể hiện “mối quan hệ hợp tác và thân thiện”.

Tuy nhiên, cũng v́ t́nh h́nh Biển Đông căng thẳng mà có thể phát sinh diễn biến “gậy ông đập lưng ông”. Khi Indonesia mua nhiều vũ khí từ Trung Quốc, số vũ khí này có thể được dùng để chống lại chính các tàu Trung Quốc nếu chúng tiếp cận gần vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia trên Biển Đông.

Kịch bản tương tự cũng có thể xảy ra với Malaysia. Sau khi hoàn thành hợp đồng đóng 4 tàu với Trung Quốc, họ có thể dùng chính những tàu này để xua đuổi các tàu cảnh sát biển Trung Quốc thường tới gần vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia trên Biển Đông.

Nhưng giới quan sát cũng nhận định Trung Quốc vẫn c̣n nhiều át chủ bài để sẵn sàng chống trả khi cần thiết, nên họ vẫn tự tin bán vũ khí cho cả những nước có thái độ với ḿnh. “Nó có vẻ nghịch lư nhưng vẫn là điều hợp lư. Việc làm ăn luôn đi trước. Tôi sẽ lo lắng hơn nếu Trung Quốc không chịu bán vũ khí. Đó chính là dấu hiệu của sự phản đối”, trang Forbes dẫn lời ông Fabrizio Bozzato, nhà nghiên cứu tại Hội nghiên cứu chiến lược Đài Loan, Trung Quốc.

Therealtz © VietBF
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 02-07-2018
Reputation: 233950


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 83,676
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	26.jpg
Views:	0
Size:	25.6 KB
ID:	1172303 Click image for larger version

Name:	26.1.jpg
Views:	0
Size:	21.2 KB
ID:	1172304 Click image for larger version

Name:	26.2.jpg
Views:	0
Size:	21.7 KB
ID:	1172305 Click image for larger version

Name:	26.3.jpg
Views:	0
Size:	40.0 KB
ID:	1172306
therealrtz_is_offline
Thanks: 27
Thanked 6,455 Times in 5,748 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 28 Post(s)
Rep Power: 105 therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:55.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07953 seconds with 12 queries