Thời gian vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở phía Bắc Syria. Mọi người cũng ngạc nhiên tại sao Nga im lặng c̣n Mỹ th́ lúng túng. Nhưng sau đó giới chuyên môn đă phát hiện ra Nga đứng đằng sau Thổ, c̣n Mỹ?
Hai ngày sau cuộc điện đàm giữa cố vấn của ông Erdogan và người phát ngôn Ibrahim Kalin và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster, Tổng thống Erdogan tuyên bố Mỹ sẽ “không cung cấp vũ khí” cho Đảng liên minh dân chủ (PYD) và lực lượng dân quân tự vệ người Kurd (YPG) nữa.
Ảnh minh họa
Mặc dù hôm 24/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phải “hành động thận trọng và tránh các hành động có thể gây xung đột giữa quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ”, nhưng rốt cuộc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mở rộng chiến dịch quân sự của ḿnh ở Afrin.
Hai ngày sau cuộc điện đàm giữa cố vấn của ông Erdogan và người phát ngôn Ibrahim Kalin và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster, Tổng thống Erdogan tuyên bố Mỹ sẽ “không cung cấp vũ khí” cho Đảng liên minh dân chủ (PYD) và lực lượng dân quân tự vệ người Kurd (YPG) nữa. Điều này cũng có nghĩa là Mỹ đă nhượng bộ và đây rất có thể là bước ngoặt trong cuộc xung đột này. Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu kêu gọi quân đội Mỹ rời khỏi Manbij.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng người Kurd Syria có quan hệ mật thiết với Đảng Lao động Kurdistan (PKK) của Thổ mà Mỹ cũng công nhận là một tổ chức khủng bố. Mỹ đă ủng hộ Lực lượng dân chủ Syia (SDF) và coi đây là đối tác của Mỹ ở Syria. Trong SDF, YPG lại là lực lượng chiến đấu chính.
Ông Erdogan giờ đây khẳng định rằng Afrin và các thị trấn xung quanh đa số là người Ả Rập, mặc dù các nguồn tin đáng tin cậy ở địa phương cho thấy phần đông là người Kurd, cùng với nhiều người Ả Rập, người Thổ, người Yazidis, Armenia và Circass. Thổ Nhĩ Kỳ muốn đưa 3,5 triệu người tị nạn đang ở Thổ Nhĩ Kỳ quay trở về Syria.
Hôm 24/1, ông Erdogan tuyên bố: “Đầu tiên, chúng tôi sẽ quét sạch quân khủng bố và sau đó biến khu vực này đáng sống trở lại. Cho ai ư? Cho 3,5 triệu người Syria hiện đang là khách của chúng tôi. Chúng tôi không thể để họ măi măi sống trong những lều trại được".
Trong cuộc điện đàm, ông Trump và ông Erdogan đă “hoan nghênh hơn 100.000 người tị nạn Syria trở về tổ quốc sau khi đánh bại được IS và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với nhau để giúp người dân Syria quay trở về".
Fehim Tastekin, chuyên gia chính trị Trung Đông cho rằng "thông tin sai lệch của Erdogan về dân số ở Afrin và mong muốn giải quyết vấn đề người tị nạn ở đó làm dấy lên câu hỏi đáng lo ngại về việc liệu đây có phải là kế hoạch thay đổi cấu trúc nhân khẩu trong khu vực phần lớn là người Kurd này hay không. Những kế hoạch như vậy thường được sử dụng như công cụ loại bỏ những bất ổn xă hội bất lợi cho chính phủ kể từ thời Ottoman".
Các đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch Afrin bao gồm những chiến binh thánh chiến và những nhóm đối đầu với YPG. Tastekin lư giải rằng: “Nhiều người vẫn lo lắng rằng kể cả khi Erdogan tuyên bố quét sạch khủng bố khỏi Afrin, đó là cách Syria gọi một số nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn đưa vào khu vực này. Nhiều nhóm có nguồn gốc, hệ tư tưởng không phù hợp với người Kurd. Những nhóm này bao gồm cả các thành viên al-Qaeda trước đây, các chiến binh thành chiến và rất nhiều người Hồi giáo khác như tổ chức An hem Hồi giáo, lính đánh thuê và một số t́nh nguyện viên được kiểm soát bởi Tổ chức T́nh báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT)".
"Trong số các nhóm bao vây Afrin và tham gia vào các chiến dịch dưới sự dẫn đường của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và MIT có Faylaq al-Sham, Jaish al-Nasr, Jabhat al-Shamiya, Ahrar al-Sham, Nureddin Zengi Brigades, Suqour al-Jaber, Lữ đoàn Sultan Murad, Lữ đoàn Samarkand, Lữ đoàn Muntasir Billah, Sư đoàn Sultan Mourad, Lữ đoàn Fatih Sultan Mehmet, Đại đội Hamza, Northern Storm, Đảng Hồi giáo Turkistan và Lữ đoàn Salahaddin".
Cựu cố vấn quân sự Thổ Nhĩ Kỳ Metin Gurcan cho rằng, "Có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ được Nga cho phép tấn công, v́ Nga kiểm soát không phận Syria ở phía tây sông Euphrates. Nga chắc chắn đă nhận thấy rằng chiến dịch này sẽ càng chia rẽ Mỹ và đồng minh của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ v́ sự ủng hộ của Mỹ đối với lực lượng YPG. Hơn nữa, Nga có thể c̣n tính toán rằng trước mối đe dọa bị Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Syria Tự do (FSA) tiêu diệt, YPG sẽ cởi mở hơn trước đề nghị của Nga, đó là trả lại Afrin về tay chế độ Assad.”
Gurcan bổ sung thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ “đă suy tính nhiều về vấn đề liệu Assad có tiếp tục nắm quyền hay không và đă đàm phán với Assad về khả năng cùng nhau hợp tác chống lại YPG và PYD. Nhưng Assad biết rơ mong muốn của Erdogan là một đất nước Syria không có h́nh bóng của Assad. Do đó quân đội Syria cuối cùng cũng sẽ ủng hộ người Kurd, dù chưa rơ ở mức độ nào. Assad có thể sẽ quyết định giúp sơ tán các đơn vị YPG bị bao vây tại Afrin, hoặc giúp họ nhận được viện trợ từ phía đông sông Euphrates. Tuy nhiên Assad cũng có thể “chờ đợi và xem xét”, cho rằng đến cuối cùng Afrin cũng sẽ được giao nộp trở lại cho chính phủ".
Từ tháng 8/2017, nhiều thông tin cho rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại đánh các khu vực do người Kurd kiểm soát ở miền bắc Syria th́ rất có thể người Kurd sẽ t́m cách cùng chung sống với Damacus.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chiến dịch Afrin là một chiến thắng đối với ông Erdogan. Theo Gurcan, các nguồn tin ở Ankara cho biết “các quan chức chính trị và an ninh đều đồng ư và quyết tâm mở rộng chiến dịch, đầu tiên là đến Manbij và sau đó là phía đông sông Euphrates, nhằm phá hoại sự hợp tác của Mỹ với YPG trên thực địa".
Theo Ayla Jean Yackley: "Các đảng lớn thứ hai và thứ ba trong Nghị viện, đảng trung tả Cộng ḥa nhân dân (CHP) và Đảng cực hữu Hành động quốc dân (MHP), đều cho rằng vấn đề an ninh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ “là vấn đề quốc gia.”
"Một lượng lớn người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng chính phủ đă đúng khi tiến quân vào Syria để đánh đuổi người Kurd,” nhà phân tích Adil Gur của công ty nghiên cứu A & G cho hay. Công ty này đă tiến hành một cuộc khảo sát ư kiến công chúng, tuy không đưa ra con số chính xác nhưng ông khẳng định sự ủng hộ từ phía Đảng cầm quyền của ông Erdogan và Đảng MHP đạt gần 100%.
Đối với Nga, ông Anton Mardasov – một chuyên gia về Trung Đông - cho rằng, "với nguy cơ có thể ảnh hưởng đến danh tiếng, Nga đă sử dụng chiến lược đổ lỗi chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ sang phía Mỹ. Bộ quốc pḥng Nga báo cáo rằng chiến dịch của Thổ ở miền bắc Syria là do Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại không kiểm soát cho SDF".
Mardasov cho rằng: "Trước tiên, với cảnh sát quân sự hoạt động trong khu vực phi xung đột Tell Rifaat, Mátxcơva vẫn có cơ hội làm bên ǵn giữ ḥa b́nh trong cuộc xung đột ở Afrin. Thứ hai, các tuyến pḥng thủ được tăng cường. Mặc dù tất cả các lực lượng tham gia vào chiến dịch và phe đối lập của Syria đóng góp tới gần 25.000 chiến binh cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả của chiến dịch ngày vẫn c̣n chưa rơ ràng. Thứ ba, bằng cách tự tách ḿnh khỏi xung đột, Mátxcơva có thể gửi tín hiệu cho người Kurd ở các khu vực khác ở Syria".