Các phương pháp phổ biến phát hiện đường huyết cao là thử máu ở bệnh viện hoặc dùng máy đo đường huyết. Thế nhưng các nhà nghiên cứu cho biết họ phát minh ra kính áp tṛng có khả năng giúp người bệnh tiểu đường đo được lượng đường huyết mà không cần phải dùng kim y tế.
Các nhà nghiên cứu cho biết kính áp tṛng có thể phát hiện bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa
Ở thời điểm hiện tại, mẫu kính này mới chỉ được thử nghiệm trên loài thỏ và hiện chưa rơ liệu nó có thể đo đạc chính xác lượng đường trong máu của chúng ta chỉ nhờ nước mắt hay không. Tuy nhiên, nếu như thành công th́ nó sẽ là một tin rất vui đối với những bệnh nhân bị tiểu đường.
Loại kính này được làm từ vật liệu dẻo, trong suốt được dùng làm kính áp tṛng thông thường. Bên trong nó, những nhà nghiên cứu này đă tích hợp các thiết bị điện tử siêu nhỏ, bao gồm một bóng đèn LED và một cảm biến nồng độ glucose.
Nếu mức glucose tăng đến một mức nhất định, bóng đèn LED sáng sẽ tắt để cảnh báo cho chủ nhân biết – trích bài viết trên tờ Science Advances.
Đội ngũ phát triển, do ông Jang-Ung Park thuộc Học viện Khoa học và Công Nghệ Quốc gia Ulsan của Hàn Quốc dẫn dắt, đă thử nghiệm kính áp tṛng bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo có đường để mô phỏng lại nồng độ glucose thấp có trong các “giọt lệ”.
Họ cũng đă tiến hành áp dụng nó cho thỏ: Bóng đèn LED tiếp tục bật sáng cho đến khi bị phun dung dịch glucose vào mắt – ngay sau đó đèn LED đă tắt đúng như dự định. Loại kính này chưa được thử nghiệm trên người lẫn nước mắt người.
Thiết bị này chính là nỗ lực mới nhất trong công cuộc sáng tạo ra một công cụ có thể kiểm soát lượng đường huyết.
Mặc dù thành quả của đội ngũ kiến tạo rất ấn tượng, dẫu vậy, John L. Smith, cựu Giám đốc Khoa học của bộ phận giám sát glucose thuộc công ty dược phẩm nổi tiếng thế giới Johnson & Johnson, lại nhận định rằng kết quả của việc đo glucose bằng nước mắt không đáng tin cậy để kê đơn cho người bị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường được coi là 1 trong 4 đại dịch của thế kỷ v́ những biến chứng khủng khiếp của nó, đái tháo đường đang là căn bệnh đáng báo động ở Việt Nam.
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.
Bệnh có liên quan chặt chẽ với các yếu tố như thừa cân, béo ph́, chế độ dinh dưỡng không hợp lư, ăn nhiều đường, chất béo, thức ăn nhanh, lối sống thụ động, ít tập thể thao hay thức khuya, ăn khuya.
Đái tháo đường được xem là một trong 4 đại dịch của thế kỷ v́ những biến chứng của nó. Số ca tử vong do căn bệnh này cao gấp 3-4 lần so với HIV/AIDS và bệnh lao. Tuy vậy, 70% số trường hợp mắc đái tháo đường có thể pḥng tránh được, hoặc làm chậm các triệu chứng bệnh nếu phát hiện kịp thời.
Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường cho thấy người châu Á có tỷ lệ mắc tiểu đường type 2 tăng cao nhất. Năm 2013, Việt Nam có gần 3.300 ca tiểu đường trong độ tuổi từ 20-79, dự báo đến năm 2035 con số này sẽ tăng lên gần 6,4 triệu ca. Năm 2015 ước tính nước ta có khoảng 54.000 trường hợp tử vong có liên quan đến căn bệnh này.
Hiện tại, có hai giải pháp, đó là lấy máu ở tay hoặc châm kim dưới da để đo glucose trong người. Cả hai đều gây cảm giác khó chịu, đó là lư do tại sao nhiều công ty đang cố gắng theo đuổi một cách làm mới suốt nhiều thập kỷ qua. Có rất nhiều cái tên tham gia vào cuộc cách mạng này, kể cả Google, nhưng chưa ai thành công cả.
Therealtz © VietBF