Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ đang mất dần kiên nhẫn với CHDCND Triều Tiên. Điều này được thể hiện rơ qua thái độ nóng nảy của ông gần đây.
Cụ thể, ông Trump từng dọa nếu B́nh Nhưỡng đe dọa một lần nữa, Washington sẽ đáp lại bằng "lửa và sự giận dữ chưa từng thấy". Tiếp đó, ngày 9.8, ông Trump cho biết quân đội Mỹ đă “nạp vũ khí, khóa mục tiêu” (locked and loaded).
Liệu có khả năng xảy ra một cuộc chiến Mỹ-Triều trong tương lai gần?
Thử “độ cứng”
Hai cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên tiến hành hồi tháng trước cho thấy nước này hiện có khả năng tấn công tới lănh thổ Mỹ. Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ (DIA) kết luận Triều Tiên có thể đă phát triển thành công một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để có thể gắn được trên một tên lửa của họ. Các chuyên gia từ Đại học Johns Hopkins dự kiến cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu sẽ diễn ra bất cứ lúc nào.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hiện đă nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất chống lại Triều Tiên, với hy vọng gây áp lực buộc B́nh Nhưỡng từ bỏ chương tŕnh hạt nhân của họ.
Nghị quyết cấm Triều Tiên xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, ch́, quặng ch́ và các sản phẩm thủy sản, những mặt hàng này chiếm khoảng 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 3 tỷ USD của nước này.
Nghị quyết cũng cấm các quốc gia phát hành giấy phép mới cho người lao động Triều Tiên ở nước ngoài, vốn bị nghi ngờ đă gửi tiền lương về nước hỗ trợ các chương tŕnh hạt nhân và tên lửa.
Tuy nhiên, cho đến nay, các biện pháp trừng phạt dường như không đạt mục tiêu dự kiến. Triều Tiên đă đe dọa sẽ trả đũa Mỹ "hàng ngh́n lần" - bao gồm cả việc tấn công lănh thổ Guam ở Tây Thái B́nh Dương của Mỹ, và nhắc lại lời thề sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho c̣n lớn tiếng khẳng định B́nh Nhưỡng sẽ không tham gia đàm phán về các chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của ḿnh trừ khi Mỹ từ bỏ “chính sách thù địch” của họ.
Bao vây và cô lập
Mỹ cũng bày tỏ sự cứng cỏi tương tự. Trong một cuộc điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện gần đây, Trợ lư Ngoại trưởng Susan Thornton nhấn mạnh Nhà Trắng tin rằng các cuộc đàm phán sẽ không khiến Triều Tiên từ bỏ chương tŕnh hạt nhân của họ, ngay cả khi họ đạt những nhượng bộ kinh tế thiết yếu. "Chúng tôi sẽ không đàm phán theo cách đàm phán truyền thống", bà Susan nói.
Thay vào đó, Mỹ đă và đang làm việc rất vất vả để “siết chặt ốc vít” của B́nh Nhưỡng bằng cách củng cố sự cô lập quốc tế. Chính quyền Trump đă cố gắng thuyết phục Philippines loại bỏ Triều Tiên ra khỏi diễn đàn ASEAN, và đang thúc đẩy Myanmar băi bỏ quan hệ quân sự với B́nh Nhưỡng.
Mỹ đă thành công hơn trong việc gây áp lực cho Australia, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và các đồng minh khác trong việc tăng cường các biện pháp trừng phạt đơn phương lên miền Bắc bán đảo.
Federica Mogherini, Đại diện Cao cấp về Chính sách đối ngoại và An ninh của EU, cho biết EU đang cân nhắc các biện pháp bổ sung, bao gồm cả việc giảm giao dịch thương mại và tài chính thêm nữa. Chính phủ Nhật Bản đă quyết định mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với các quan chức Triều Tiên và mở rộng phạm vi của chương tŕnh đóng băng tài sản cho các thực thể và cá nhân liên quan đến phát triển tên lửa và hạt nhân của đất nước.
Thậm chí, trước áp lực của Washington, Bắc Kinh hôm 14.8 vừa qua đă ra lệnh cấm nhập khẩu toàn diện hàng loạt sản phẩm của Triều Tiên. Theo đó, Trung Quốc tuyên bố cấm toàn diện việc nhập khẩu than, sắt và quặng sắt, ch́ và quặng ch́, các loại thủy hải sản. Lệnh cấm được thực thi từ ngày 15.8.
Bắt đầu từ ngày 5.9, Trung Quốc sẽ ngừng làm thủ tục nhập khẩu, kể cả với các lô hàng từ Triều Tiên đă khai báo với Hải quan Trung Quốc nhưng chưa hoàn thành thủ tục thông quan. Các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu than không do Triều Tiên sản xuất, nhưng vận chuyển qua cảng Rason của Triều Tiên, cũng bị yêu cầu phải xin giấy phép theo Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Không bỏ trứng vào một giỏ
Tuy nhiên, Mỹ dường như không đặt tất cả trứng vào một giỏ. Bộ Quốc pḥng Mỹ cho biết, Tổng Tham mưu trưởng Joseph Dunford của Mỹ và Bộ Tư lệnh Mỹ Harry Harris đă nói chuyện qua điện thoại với quan chức quân sự hàng đầu của Hàn Quốc, tướng Lee Sun-jin, để thảo luận các lựa chọn đáp trả quân sự cho việc phóng tên lửa của B́nh Nhưỡng.
Thêm nữa, lực lượng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đă tiến hành một số cuộc tập trận liên quan đến máy bay ném bom B-1B và các khí tài chiến lược khác. Tất cả đều nhằm đưa ra một thông điệp rất rơ ràng: “Mỹ đă sẵn sàng chiến đấu, nếu điều đó không thể lảng tránh”.
Tất nhiên, tránh được một cuộc chiến như vậy vẫn là điều tốt nhất cho thế giới - một thực tế là ngay cả ông Donald Trump dù có khuynh hướng nóng nảy và ăn nói “bất cần” dường như cũng nhận ra được điều đó. Nhưng điều đó sẽ đ̣i hỏi sự hợp tác từ Trung Quốc, và chính quyền Trump phải mất nhiều thời gian và công sức.
Là đối tác thương mại chính của CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất lớn đối với B́nh Nhưỡng. Chỉ riêng việc Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu than của Triều Tiên sẽ làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của Triều Tiên khoảng 400 triệu USD trong năm nay (trong khi cũng gây tốn kém cho Trung Quốc).
Tuy nhiên, Trung Quốc đă nghiêm túc đặt vấn đề về chính sách Triều Tiên của Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc cương quyết phản đối việc triển khai hệ thống chống tên lửa ở tầm cao (THAAD) ở Hàn Quốc, tuyên bố rằng nó làm suy yếu an ninh của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc c̣n lên án những "lệnh trừng phạt thứ cấp" do Mỹ đưa ra đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc bị cáo buộc giao dịch bất hợp pháp với Triều Tiên. Bắc Kinh xem đó như những cuộc “tấn công chủ quyền”.
Tuy nhiên, nhà lănh đạo Dân chủ, Trưởng nhóm Dân chủ Chuck Schumer của Thượng viện Mỹ đă sẵn sàng tăng gấp đôi cách tiếp cận này, kêu gọi đ́nh chỉ đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc. Và đó không phải là cách duy nhất mà Quốc hội Mỹ đang đối kháng với Trung Quốc. Đạo luật Ủy quyền Quốc pḥng năm 2018, được Hạ viện Mỹ thông qua hồi tháng trước, bao gồm các yêu cầu cho Chính phủ Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với Đài Loan, với việc tàu Hải quân Mỹ ghé thăm cảng của Đài Loan.
Dấu hiệu ḥa hoăn?
Tháng 4.2016, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói rằng Triều Tiên đang đe dọa Mỹ với kiểu "Khủng bố tên lửa Cuba quay chậm". Đó là một sự so sánh tương đối, nhưng có một điều sai lầm: không có ǵ chậm chạp trong t́nh h́nh hiện nay. Và chính phủ của ông Trump cần bắt kịp cho tốt.
Trong diễn biến mới nhất, cả Triều Tiên và Mỹ dường như có những dấu hiệu ḥa hoăn hơn. Lănh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên tuyên bố “tạm hoăn” việc phóng tên lửa đến đảo Guam, trong khi Tổng thống Mỹ Trump nói đó là quyết định “khôn ngoan”.
Cùng lúc, Trung Quốc đă thay người phụ trách vấn đề Triều Tiên, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ có những nỗ lực mới để nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của B́nh Nhưỡng, dù khả năng thành công rất mong manh.
Trong khi đó, cuộc tập trận Mỹ - Hàn thường niên mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 31.8. Cuộc tập trận này luôn bị B́nh Nhưỡng xem là hành động khiêu khích.
Liệu B́nh Nhưỡng có đáp trả bằng một cuộc thử tên lửa tiếp theo? Và khi đó, liệu ông Donald Trump có kiềm được cơn nóng giận?
VietBF © sưu tầm