Tàu sân bay Mỹ hiện đang là uy lực mạnh nhất thế giới. Thế nhưng chuyên gia Nga cảnh báo: Khi hệ thống trinh sát - tấn công vận hành trang bị cho tàu ngầm được vận hành ở địa điểm ngoài 2.000 - 3.000 km ra đời th́ cụm chiến đấu tàu sân bay có nguy cơ bị tiêu diệt rất lớn, thời đại tàu sân bay sắp qua đi.
Tàu sân bay Kuznetsov hải quân Nga. Ảnh: QQ.
Ngày 26/1 khi trả lời hăng tin RIA Novosti Nga, nhà nghiên cứu cao cấp Oleg Surkov, Trung tâm nghiên cứu đóng tàu và vũ khí, Viện khoa học hải quân Nga cho rằng cùng với sự xuất hiện của tên lửa tầm bắn 3.000 km trang bị cho tàu ngầm trong tương lai, việc chế tạo các tàu sân bay hiện nay có thể sẽ không c̣n cần thiết, các tàu sân bay sẽ nghỉ hưu trong hàng ngũ chiến đấu hải quân các nước, măi măi rút khỏi vũ đài thế giới.
Theo Oleg Surkov, đến nay, tàu sân bay trở nên rất yếu ớt khi đối mặt với sự tấn công từ tên lửa của đối phương, v́ vậy xung quanh tàu sân bay luôn phải có cả một cụm chiến đấu tàu sân bay bao gồm các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm dùng tiến hành bảo vệ "sân bay nổi".
Nhà nghiên cứu Oleg Surkov cho rằng nếu trong tương lai xuất hiện hệ thống trinh sát - tấn công vận hành ở địa điểm ngoài 2.000 - 3.000 km, th́ tính ổn định về sức chiến đấu của tàu sân bay sẽ trở thành một vấn đề lớn.
Do đó, Theo Oleg Surkov, phải liên tục tăng cường pḥng thủ, giảm số lượng cụm chiến đấu tàu sân bay. Như vậy, sau khi hệ thống trinh sát - tấn công nêu trên ra đời th́ tàu sân bay sẽ không c̣n có khả năng tồn tại lâu dài.
Điều cần chỉ ra là hải quân Mỹ hiện trang bị 11 tàu sân bay, trong khi đó hải quân Nga chỉ trang bị 1 tàu sân bay.
Tàu chiến mặt nước trong cụm chiến đấu tàu sân bay Nga. Ảnh: QQ.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Oleg Surkov c̣n nhấn mạnh, trong tương lai hải quân Nga phải có khả năng theo dơi liên tục kẻ thù sử dụng bất cứ loại vũ khí nào, nhưng hiện chỉ có thể tiến hành trong cự ly rất hạn chế.
Oleg Surkov cho rằng nhiệm vụ rất phức tạp, chỉ có thể thông qua hệ thống trinh sát - tấn công tổng thể của hải quân để giải quyết, đương nhiên chỉ có thể giải quyết nhiệm vụ này ở cự ly rất hạn chế.
Đối với Hải quân Nga, lư tưởng nhất là bảo đảm theo dơi liên tục đối với vũ khí, tức là cần theo dơi kẻ thù không gián đoạn... Mục tiêu lư tưởng thứ hai là có thể sử dụng tên lửa bất cứ lúc nào. Ông chỉ ra, để có thể tiến hành tấn công bất cứ lúc nào, không cần phải không ngừng giám sát vũ khí của kẻ thù, nhưng cần tiến hành trinh sát và sử dụng vũ khí trong thời gian rất ngắn.
Theo Oleg Surkov, mục tiêu thứ hai cần được thực hiện dưới sự hỗ trợ của hệ thống trinh sát - tấn công, bao gồm hệ thống trinh sát không gian và chỉ thị mục tiêu, lực lượng đường không hải quân và thiết bị trinh sát trên tàu chiến hải quân.
Therealtz © VietBF