Những cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên ngày càng gay gắt. Mọi người thót tim bởi những phát ngôn của hai nước. Hiện nay đang có nhiều người lo ngại về khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh thực sự giữa Mỹ và Triều Tiên.
Tuy nhiên, các nhà phân tích trên tờ The Alantic mới đây lại đề cập tới một mối nguy lớn hơn: Những sự kiện ở bán đảo Triều Tiên có thể kéo Mỹ và Trung Quốc vào một cuộc chiến tranh quân sự.
Mỹ - Trung từng tham chiến ở Triều Tiên
Cho đến nay vẫn chưa có ai nắm trọng trách ở Mỹ hoặc Trung Quốc công khai khẳng định muốn gây chiến tranh. Và, v́ cả Trung Quốc và Mỹ đều sở hữu sức mạnh hạt nhân, nên chiến tranh giữa hai cường quốc này sẽ có sức hủy diệt không ai dám nghĩ tới. V́ vậy, nhiều nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh và Washington chắc chắn đủ lư trí để dừng lại kịp thời trước miệng hố chiến tranh.
Đó là trên lư thuyết. Nhưng thực tế th́ không ai lường trước được. Và, nếu nh́n lại trong lịch sử, đă có nhiều cuộc chiến nổ ra một cách bất ngờ, v́ một bên thứ ba và mang lại những kết cục thảm khốc mà các lực lượng gây chiến nếu được lựa chọn lại sẽ không bao giờ khai chiến.
Có 3 câu chuyện lịch sử có thể nghiên cứu để thấy được nguy cơ tương tự tạo ra trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, đó là: Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, Chiến tranh thế giới thứ nhất, và t́nh thế tiến thoái lưỡng nan xảy ra khi kẻ thù tiến tới ngưỡng hạt nhân.
Năm 1950, ông nội của Kim Jong-un là Kim Il- sung đă phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc. Khi quân Kim Il-sung sắp sửa thống nhất bán đảo, Mỹ đă xuất hiện giải cứu Hàn Quốc và đánh bật Triều Tiên tới tận gần sông Yalu, biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Ngay lúc đó, Trung Quốc bất ngờ tham chiến, đánh bật quân Mỹ trở lại bên kia Vĩ tuyến 38 (là đường phân chia giữa Bắc và Nam Triều Tiên vào cuối Thế chiến II), nơi Mỹ bị buộc phải đ́nh chiến.
Sự việc diễn ra chưa đầy một năm sau khi Trung Quốc chấm dứt nội chiến. Khi đó, GDP của Trung Quốc chưa bằng 1/50 của Mỹ và Mỹ là siêu cường hạt nhân duy nhất của thế giới. Ngày nay, GDP sức mua của Trung Quốc đă vượt Mỹ, và Bắc Kinh cũng đă sở hữu vũ khí hạt nhân. V́ vậy, hiển nhiên họ sẽ không khoanh tay ngồi nh́n Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ, thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Về phía Mỹ, Nhà Trắng xem việc Trung Quốc miễn cưỡng kiềm chế Triều Tiên trong khi dốc sức ngăn chặn Hàn Quốc triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa như một bằng chứng rơ ràng Bắc Kinh muốn sử dụng Triều Tiên để đẩy Mỹ ra khỏi bán đảo.
Trong khi đó, Bắc Kinh nh́n nhận việc Mỹ đối phó với Triều Tiên là một phần trong các nỗ lực ngăn chặn sự phát triển quyền lực của Trung Quốc. Những nỗ lực khác bao gồm: thuyết phục Hàn Quốc và Nhật Bản triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa (như THAAD và Aegis) nhằm làm giảm nguy cơ đe dọa hạt nhân của Trung Quốc; và mở rộng hệ thống liên minh của Mỹ bao gồm các nước khác, thậm chí cả Ấn Độ, trong một chiến lược mà Mỹ gọi là "pḥng ngừa" chống lại Trung Quốc…
Đáng lưu ư, các đồng minh Mỹ đều có mối quan tâm sâu xa về lợi ích quốc gia trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Điều này làm gia tăng theo phép nhân số lượng các bên thứ ba có thể kéo Mỹ và Trung Quốc vào chiến tranh, giống như Anh và Đức bị lôi kéo bởi các quốc gia nhỏ hơn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đối với Hàn Quốc, ưu tiên trong cuộc khủng hoảng này là tránh chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, chương tŕnh nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc giải quyết các diễn biến ở Triều Tiên tập trung vào 2 mục tiêu trọng yếu. Thứ nhất, ông phản đối bất kỳ hành động nào của Mỹ có thể gây ra một cuộc tấn công của Triều Tiên vào Nhật Bản, đặc biệt là bằng một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Thứ hai, ông đang lợi dụng sự bất an của công dân Nhật Bản để thúc đẩy cam kết về sửa đổi hiến pháp ḥa b́nh Mỹ áp đặt lên Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và xây dựng lại một quân đội để tương xứng với vị thế của Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Với rất nhiều quan điểm đối nghịch trong cuộc phiêu lưu đa phương này, rủi ro có một hoặc nhiều bên hiểu nhầm những ǵ nước khác đang làm sẽ tăng theo cấp số nhân.
Thế giới 7 lần thoát chiến tranh hạt nhân
Thế chiến I đă làm thay đổi lịch sử loài người, tạo ra một khái niệm mới gọi là “chiến tranh thế giới”. Nhưng cuộc chiến ác liệt này chỉ mở đầu bằng hành động của một cá nhân: một tên khủng bố ám sát Hoàng tử Áo Franz Ferdinand.
Cũng như Trung Quốc và Mỹ hiện nay, khi đó một nước Đức đang nổi lên thách thức sự bá chủ của nước Anh. Tuy nhiên, cần chú ư đến việc quyết định tùy hứng của các nhà lănh đạo mà không nh́n thấy đầy đủ những hậu quả hành động của họ mang lại.
Khi kết thúc "đại chiến", điều ǵ đă xảy ra cho tất cả các nhân vật chính và mục tiêu chính của họ? Tất cả đă mất đi điều họ quan tâm nhất: Hoàng đế Austro-Hunger bị lật đổ và đế quốc của ông tan ră; Hoàng đế Nga, người đă cố gắng ủng hộ những người Slavs ở Serbia, bị lật đổ bởi những người Bolshevik; vị vua người Đức bị tước quyền; Pháp đổ máu cho cả thế hệ không bao giờ phục hồi được quyền lực; nước Anh từng là chủ nợ thế giới trở thành một con nợ và bước vào con đường suy thoái.
Giả sự họ được trao cơ hội để quyết định lại, ắt hẳn không có nhà lănh đạo nào của các thế lực lớn vào năm 1914 lại có những lựa chọn mà họ đă làm. Nhưng họ đă làm, và cuộc chiến giữa các cường quốc đă xảy ra.
Những căng thẳng và sợ hăi tương tự khiến Anh và Đức đi vào con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng xuất hiện khi một kẻ thù tiến đến một ngưỡng quyết định trong quyền lực quân sự. Kể từ khi vũ khí nguyên tử xuất hiện vào năm 1945, đă có 7 trường hợp trong đó một quốc gia đứng trên ngưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân có thể đặt ra một mối đe dọa hiện hữu thực sự đối với kẻ thù của nó. Trong mỗi trường hợp, đối thủ vũ trang hạt nhân của họ đều nghiêm túc xem xét một cuộc tấn công quân sự để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Cuối năm 1949, sau khi Liên bang Xôviết thử nghiệm thiết bị nguyên tử đầu tiên của ḿnh, Tư lệnh Không quân Mỹ đă yêu cầu Tổng thống Truman cho phép tấn công để giải giáp Moscow. Khi Trung Quốc tiến tới điểm xuất phát hạt nhân đầu những năm 1960, Liên bang Xôviết đă lên kế hoạch tấn công Bắc Kinh và thậm chí đă hỏi ư kiến Mỹ về lựa chọn này.
Khi Ấn Độ tiến gần ngưỡng này, Trung Quốc cũng đă xem xét các cuộc tấn công quân sự; và khi Pakistan thử nghiệm hạt nhân, Ấn Độ đă tấn công; và bây giờ, khi CHDCND Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí, Mỹ đang công khai khả năng lựa chọn giải pháp quân sự. Trong tất cả các trường hợp này, khi một chính phủ cân nhắc các hậu quả tiềm tàng của cuộc tấn công so với sống chung với một kẻ thù vũ trang hạt nhân, họ đă chọn cách thứ hai.
Chỉ có một nhà nước thực hiện kế hoạch quân sự để ngăn chặn một kẻ thù sở hữu vũ khí hạt nhân: Israel. Năm 1981, nước này phá hủy một ḷ phản ứng hạt nhân của Iraq tại Osirak. Năm 2007, Israel phá hủy một ḷ phản ứng hạt nhân Triều Tiên đă bán cho Syria. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp này, kẻ thù của Israel vẫn chưa có được vũ khí hạt nhân, và trong cả 2 trường hợp, nó chỉ có một mục tiêu để tiêu diệt.
Ngược lại, giới chuyên gia tin Triều Tiên hiện đă có tới 60 vũ khí hạt nhân hiện nay, và theo lời của cựu Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Merrill McPeak, phá hủy tất cả các cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên ẩn có thể yêu cầu phải "t́m kiếm từng nhà một”.