Thành phố Đan Đông giáp với Triều Tiên. Thành phố này đang lao đao v́ lệnh trừng phạt Triều Tiên. Các cửa hàng vắng khách và hoạt động kinh doanh tŕ trệ.
Một thuyền cá Triều Tiên trên sông Áp Lục.
Trong nhiều thập kỷ, Đan Đông, thành phố nằm trên bờ sống Áp Lục ngăn cách Trung Quốc với Triều Tiên, là trung tâm thương mại chính giúp chính quyền Triều Tiên kiếm tiền. Nhưng hiện giờ, thành phố này gặp khó khăn khi Mỹ thúc giục Trung Quốc tăng cường hoạt động cấm vận Triều Tiên v́ chương tŕnh hạt nhân và tên lửa.
"Ngày trước tôi nhập khẩu than từ Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đă cấm nhập than từ năm ngoái", thương nhân Liao ở Đan Đông cho biết.
Đầu tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố ngừng xử lư các lô hàng than của Triều Tiên để thực hiện các lệnh trừng phạt được thông qua bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trước đó một tháng.
Liao chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác nhưng thất bại. "Các sản phẩm khoáng sản, hải sản, nông sản - về cơ bản là tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều bị cấm", ông nói. "Tôi tự nói với ḿnh rằng tôi tiêu rồi".
Những mặt hàng nói trên là những nguồn thu nhập chủ yếu của Triều Tiên, chúng đă bị đưa vào danh sách đen trong ba ṿng trừng phạt năm 2017. Lệnh trừng phạt cũng được áp đặt đối với lao động Triều Tiên làm việc ở nước ngoài hay các công ty liên doanh với Triều Tiên.
Theo một số chủ doanh nghiệp, những biện pháp này có tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến Đan Đông. "Tôi sắp phải nghỉ hưu sớm", một phụ nữ đă buôn bán với Triều Tiên trong hơn một thập niên cho hay. "Tôi có thể phải cho nhân viên nghỉ việc".
Tại khu vực có biệt danh là "đường Kyoro", những cửa hàng trước đây nhộn nhịp khách Triều Tiên đến mua hàng để mang về nước bán lại trở nên vắng vẻ trong vài ngày cuối tuần trước.
Một cư dân quen biết các nhà ngoại giao Triều Tiên phụ trách mảng thương mại nói rằng một số người buộc phải trở về nước. "Họ giết thời gian trong các nhà hàng, chơi bài và ăn uống", cô nói. "Họ chẳng có việc ǵ để làm".
Khu vực được gọi là đường Kyoro, nơi từng tấp nập người Triều Tiên đến mua hàng để mang về nước bán lại.
Siết chặt trừng phạt
Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Từ lâu Mỹ và các nước khác đă chỉ trích họ không thực hiện nghiêm túc lệnh trừng phạt với B́nh Nhưỡng. Nhưng Trung Quốc trong vài tháng gần đây ngày càng bực bội trước các vụ thử tên lửa đạn đạo và bom hạt nhân của Triều Tiên.
"Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên từ lâu rồi, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện nghiêm chỉnh", Lian nói. "Nhưng lần này, Trung Quốc đă thực sự làm điều đó".
Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Triều Tiên giảm hơn 50% vào tháng 12 năm ngoái. Xu hướng này có thể tiếp tục trong năm nay, dù nhiều người vẫn nghi ngờ về số liệu này.
Trung Quốc vài năm trước đột ngột ngừng báo cáo lượng dầu thô bán cho Triều Tiên, mặc dù nhiên liệu này được cho là vẫn đang chảy qua đường ống xuyên biên giới.
Hầu hết những nhà hàng liên doanh Trung - Triều tại Đan Đông đă đóng cửa sau khi các lệnh trừng phạt mới nhất có hiệu lực. Tuy nhiên, ít nhất một nhà hàng liên quan đến Triều Tiên vẫn c̣n mở.
Một khách hàng nói rằng nhà hàng giờ chỉ chấp nhận tiền mặt. Các ngân hàng Trung Quốc đă ngừng làm việc với các khách hàng có quan hệ với Triều Tiên và các giao dịch thẻ tín dụng có thể bị chính phủ truy ra.
Ngay cả khi chính quyền Trung Quốc thậm chí c̣n siết chặt lệnh trừng phạt hơn với Triều Tiên, các chuyên gia nói rằng điều đó khó có thể khiến B́nh Nhưỡng từ bỏ chương tŕnh hạt nhân. Trong khi các biện pháp trừng phạt có thể mất vài năm để thực sự làm khó Triều Tiên, công nghệ vũ khí của nước này đang nhảy vọt với tốc độ nhanh hơn rất nhiều.
Đối với Đan Đông, những đ̣n trừng phạt xảy ra vào thời điểm không thể tệ hơn. Toàn bộ khu vực đông bắc Trung Quốc, bao gồm tỉnh Liêu Ninh - nơi Đan Đông trực thuộc, đang ở giai đoạn khó khăn.
Các ngành công nghiệp nặng như thép đă suy giảm trong những năm gần đây, khiến nhiều công ty ngập trong nợ nần và dư thừa sản phẩm. Chính phủ Trung Quốc đă cho thôi việc hàng trăm ngh́n công nhân công nghiệp.
Mặc dù nổi tiếng là một trung tâm thương mại, sản xuất vẫn là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Đan Đông. Nền kinh tế của Đan Đông đă giảm 2,2% vào năm 2016.
Các liên kết của Đan Đông với Triều Tiên c̣n khiến họ lâm vào một vấn đề khác: các ngân hàng địa phương như Ngân hàng Đan Đông đă bị Mỹ trừng phạt vào năm ngoái.
Một số thương nhân rất bi quan về t́nh cảnh này. "Không có ǵ để làm nữa", Liao nói. "Công ty của tôi khéo không thể trụ được nữa".
Những người khác hy vọng rằng t́nh h́nh có thể cải thiện do kết quả của các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Các chuyên gia th́ nói rằng Trung Quốc từng siết chặt lệnh trừng phạt trong một khoảng thời gian để gửi thông điệp đến chính quyền Triều Tiên rồi sau đó lại nới lỏng.
Một cư dân Đan Đông có quan hệ với các nhà ngoại giao Triều Tiên nói rằng cuộc khủng hoảng này nghiêm trọng hơn bất cứ điều ǵ bà từng thấy. Nhưng bà vẫn đang chờ đợi, nghe ngóng t́nh h́nh.
"Có lẽ mọi thứ sẽ trở lại b́nh thường nếu các cuộc đàm phán giữa hai miền bán đảo Triều Tiên diễn ra tốt đẹp", bà nói.