Cách đây ít lâu Mỹ đă ra chiến lược quốc pḥng mới. Điều đặc biệt là chiến lược quốc pḥng mới của Mỹ vẫn nhằm tới Nga và Trung Quốc. Mới đây việc Quốc hội đang phải t́m đủ mọi cách để tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ khiến chiến lược quốc pḥng mới của Mỹ bị đặt dấu hỏi.
Chiến lược quốc pḥng Mỹ nhằm vào Nga - Trung
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis hôm 19/1 đă công bố Chiến lược Quốc pḥng mới, trong đó xem Trung Quốc và Nga như hai mối đe dọa chính, thách thức an ninh và thịnh vượng của nước Mỹ.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis. Ảnh: AP.
Trong tuyên bố khi tŕnh bày chiến lược quốc pḥng mới, ông Mattis đă cáo buộc Nga và Trung Quốc đang t́m cách thiết lập một thế giới theo mô h́nh của hai nước này, tiếp tục dùng quyền phủ quyết để bác bỏ những quy định về kinh tế, ngoại giao và an ninh của các quốc gia khác.
Bộ trưởng Mattis cũng nói rằng Mỹ đang đánh mất lợi thế cạnh tranh quân sự với Trung Quốc, Nga và đây là một thách thức trọng tâm với lực lượng vũ trang của Mỹ chứ không phải cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố mà Mỹ đang dẫn đầu, như mục tiêu mà hai chính quyền trước đây ở Mỹ từng xác định.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch chống khủng bố mà chúng tôi đă tham gia, nhưng cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, không phải chủ nghĩa khủng bố, giờ đây mới là trọng tâm đầu tiên của an ninh quốc gia Mỹ", ông Mattis nói.
Bản tóm tắt Chiến lược Quốc pḥng 2018 của Mỹ đưa ra dự báo “Trung Quốc sẽ tiếp tục chương tŕnh hiện đại hóa quân sự để làm bá chủ vùng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương trong ngắn hạn và đẩy lui Mỹ để giành thế áp đảo trên toàn cầu trong tương lai”.
Nhận định về “đối thủ” Nga, văn kiện này cho rằng Nga t́m cách phá vỡ liên minh NATO nhằm thay đổi an ninh và cấu trúc kinh tế châu Âu và Trung Đông theo ư muốn của Moscow. Ngoài hai “kỳ phùng địch thủ” nói trên, bản báo cáo cũng cho rằng cần phải có chiến lược đối phó với Triều Tiên và Iran.
Nga và Trung Quốc phản pháo
Trong phản ứng được đưa ra sau khi phía Mỹ công bố bản tóm tắt Chiến lược Quốc pḥng 2018, ngày 22/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng bản báo cáo này phản ánh tâm lư Chiến tranh Lạnh khi cố t́nh làm sai lệch chính sách ngoại giao và quốc pḥng của Trung Quốc.
Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng đă chỉ trích chiến lược mới mà Lầu Năm Góc đưa ra, đồng thời khẳng định Bắc Kinh t́m kiếm “quan hệ đối tác toàn cầu, không phải sự thống trị toàn cầu”.
Tân Hoa xă dẫn lời một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nói: “Nếu một số người nh́n thế giới bằng tư duy Chiến tranh Lạnh và tṛ chơi 'kẻ thắng - người thua', họ rốt cuộc sẽ chỉ nh́n thấy xung đột và đối đầu. Với tư duy đó, ḥa b́nh và phát triển toàn cầu là những lư tưởng không thể với tới”.
Trong khi đó, b́nh luận về chiến lược quốc pḥng mới của Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Washington đang áp dụng "cách tiếp cận đối đầu", đồng thời phản bác những luận điểm của Mỹ cho rằng Trung Quốc và Nga đang phá hỏng những nỗ lực của quốc tế nhằm củng cố an ninh toàn cầu.
Ông Lavrov nhấn mạnh, thay v́ sử dụng cơ sở của luật pháp quốc tế, Washington trên thực tế lại t́m cách chứng tỏ vai tṛ lănh đạo của ḿnh thông qua những chiến lược và khái niệm đối đầu như vậy.
Đâu là tính khả thi của chiến lược quốc pḥng Mỹ 2018?
Hăng thông tấn UPI nhận định, cách tiếp cận của Chiến lược Quốc pḥng Mỹ 2018 khá khác biệt so với chiến lược năm 2014. Bản thân Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis cũng thừa nhận điều này.
“Chiến lược này phù hợp với thời đại ngày nay – giúp cho người dân Mỹ có được lực lượng quân đội cần thiết để bảo vệ cuộc sống, ủng hộ các đồng minh và thực thi trách nhiệm… Điều này đ̣i hỏi các lựa chọn khó khăn và chúng ta tạo ra chúng… dựa trên quy tắc cơ bản, đó là nước Mỹ có thể tồn tại”, ông Mattis nhấn mạnh.
Ông Elbridge Colby, Phó Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng đặc trách phát triển chiến lược và lực lượng cho biết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần một chiến lược quốc pḥng mới bởi v́ Trung Quốc và Nga đă trải qua 25 năm nghiên cứu cách thức để phủ nhận lợi thế quân sự lớn nhất của Mỹ - đó là khả năng triển khai lực lượng đến bất kỳ đâu trên thế giới và sau đó là duy tŕ lực lượng này.
“Cần phải có đ̣n phản công đối với những ǵ mà cả Nga và Trung Quốc phát triển. Chiến lược mới này đặt ra khuôn khổ để xây dựng những khả năng đó”, ông Colby nói.
Trên thực tế, các lănh đạo quốc pḥng cấp cao của Mỹ trước đây đă cảnh báo về sự trỗi dậy của Trung Quốc và chính quyền Tổng thống Barack Obama đă tập trung hơn vào khu vực châu Á – Thái B́nh Dương, bao gồm cả việc bổ sung các tàu cho lực lượng hải quân trong khu vực.