Mỹ lúc nào cũng cho rằng việc chống khủng bố là nhiệm vụ số 1 vậy mà lời nói và việc làm "đá" nhau. Hô “chống khủng bố” nhưng Mỹ âm thầm giải cứu IS. Lịch sử lại lặp lại chăng?
Người Mỹ đang giúp đỡ sơ tán các tay súng IS khỏi Syria. Hành động này có thể coi là sự lặp lại của chiến dịch ODESSA sau khi Thế chiến II kết thúc. Khi đó, những tên phát xít đă được giúp đỡ để ẩn náu nhằm mục đích sử dụng chúng trong tương lai. Ngày nay đó là những phần tử trung thành với IS, Văn hóa Chiến lược tố cáo.
Không ai biết những nhân vật trọng yếu và các sĩ quan của IS đă đi đâu. Ở thời điểm IS đang hoàn toàn tan ră, những thủ lĩnh kinh nghiệm nhất trong tổ chức khủng bố đă ngay lập tức biến mất khỏi Syria và Iraq, giống như tan vào trong cát sa mạc. Bằng phép lạ, chúng có thể lại xuất hiện tại Libya, Ai Cập, Sudan hoặc Afghanistan, gần biên giới của vùng Trung Á hoặc Nga hay ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
Rơ ràng, tồn tại những kênh thuận lợi cho phép họ di chuyển từ nơi này sang nơi khác - những hoạt động chỉ có thể được tổ chức bởi một cường quốc. Điều này cho thấy thực tế các tay khủng bố IS được chuyển đến nhiều vùng trên thế giới qua những khu vực ở Đông Syria nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ và hoạt động di chuyển này có thể do Mỹ thực hiện. Điều tương tự đă từng được thực hiện trong lịch sử nước Mỹ.
Không ai biết lănh tụ IS Abū Bakr al-Baghdadi giờ đang ở đâu?
Chiến dịch ODESSA (Organisation der Ehemaligen SS-Angehörigen hay tổ chức lại các cựu thành viên SS) được thiết kế để di chuyển các sĩ quan phát xít SS ra khỏi nước Đức đang bị chiến tranh chia cắt tới vùng Trung Đông cũng như Nam và Bắc Phi từng là một đề tài nóng trước đây. Tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Frederick Forsyth - Hồ sơ Odessa và bộ phim cùng tên năm 1974 đă gây xôn xao dư luận về sự kiện lịch sử này.
Những nước đồng minh gọi các kênh sơ tán là "thang dây" nhưng những sĩ quan SS có cách lăng mạn hơn để nói về con đường chạy trốn của họ: Übersee Süd (Giương buồm tới thẳng những vùng biển phía Nam). Rất nhiều cựu sĩ quan SS sau đó được sử dụng tại các mặt trận của cuộc Chiến Tranh Lạnh. Hiện tại, dường ngư người ta đang được chứng kiến điều tương tự xảy ra với các tay súng IS.
Reinhard Gehlen - cựu t́nh báo phát xít đă có một cuộc sống hạnh phúc cho tới cuối đời.
Thú vị hơn, khi đó Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt không biết tới những nỗ lực để giải cứu và mang phát xít Đức tới và dàn xếp cho họ ở Mỹ. Những hành động này được quyết định bởi Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Omar Bradley, ông đă cho thực hiện chiến dịch Kẹp giấy với sự trợ giúp của các tổ chức t́nh báo.
Sự thành lập của tổ chức Gehlen tuyển mộ các thành viên là các t́nh báo phát xít sau này trở thành Trung tâm t́nh báo liên bang của Cộng ḥa Liên bang Đức vẫn chưa phải là âm mưu chính. Những quân nhân thường có tính thực dụng. Họ không coi việc thả một kẻ thù để chống lại một kẻ thù khác là hành động trái đạo đức mà là một sự nhạy bén về chiến lược. V́ thế, đă có khoảng 30.000 người được sơ tán thông qua "thang dây". Rất nhiều người trong số họ được đưa tới Mỹ.
Không ai biết lănh đạo t́nh báo IS Abu Omar al-Shishani (Tarkhan Batirashvili) đă bị giết hay được giải cứu?
Trở lại năm 2006, Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra một bản báo cáo 600 trang về vấn đề này. Mặc dù không được đưa ra công chúng nhưng năm 2010 nó lọt vào tay của Thời báo New York và được đưa lên website của tờ báo này. Sau khi kiểm tra báo cáo, tờ báo kết luận sau Thế chiến II, những lănh đạo t́nh báo Mỹ đă tạo ra một "nơi ẩn náu an toàn" tại Mỹ cho rất nhiều tội phạm chiến tranh phát xít và quân lính của họ.
Adolf Eichmann - Nhân vật nổi tiếng nhất trong chiến dịch ODESSA sau đó bị bắt và xử tử tại Israel.
Bộ Quốc pḥng Nga thường tuyên bố về những điều bất thường xảy ra trong cách mà những cố vấn Mỹ và các đồng minh từ lực lượng SDF đánh IS tại bờ phía Đông sông Euphrates. Ví dụ như vụ sử dụng máy bay trực thăng để cứu những tay súng IS ra khỏi những vùng bị vây hăm hay việc thả những biệt đội chính của IS ra khỏi các thành phố và việc đưa các tay súng đầu hàng vào trong đội quân Syria mới (New Syrian Army).
Và đây là một câu hỏi lớn cho phần lớn những tay súng trung thành với IS - những kẻ đă được tung vào đạo quân mới trong khu vực chiến sự, chính tại đây các tay súng IS đă biến mất. Sĩ quan đứng thứ 3 của lực lượng SDF, đồng thời là cựu phát ngôn viên của lực lượng này Talal Silo đă chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm 2017. Ông này đưa ra những bằng chứng đáng chú ư về những thỏa thuận giữa các đại diện của Lầu Năm Góc và quân IS.
Trong một cuộc phỏng vấn của kênh tin tức Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, Talal Silo đă chỉ ra một vài trường hợp khủng bố IS đă di chuyển theo lệnh của các đặc vụ đại diện cho những nhân vật cấp cao trong quân đội Mỹ như tướng Raymond Thomas chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ, tướng Joseph Votel tư lệnh của Bộ chỉ huy trung tâm của Mỹ tại Trung Đông, tướng Stephen Townsend đầu năo của chiến dịch "Nhổ tận gốc". Và người đề xuất phần lớn những ư tưởng này là ông Brett McGurk phái viên đặc biệt của tổng thống Mỹ.
Talal Silo - Cựu phát ngôn viên của SDF, người đứng thứ 3 trong lực lượng này đă bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Talal Silo chỉ ra những t́nh tiết trong đó người Mỹ cho phép 2.000 tay súng IS được di chuyển an toàn qua Manbji và 500 tên qua Tabqa. Và sự kiện quan trọng nhất diễn ra ở Raqqa - một vở kịch Mỹ diễn thành công tại thành phố thủ phủ của IS với một loạt các chiến dịch đặc biệt. Khi đó, Mỹ đă tính quân đội của tổng thống Assad sẽ tới được Deir ez-Zor trong 6 tuần. Nhưng khi quân đội chính phủ Syria đánh chiếm Deir ez-Zor sớm hơn, các sĩ quan Mỹ yêu cầu lực lượng SDF thả khủng bố ra khỏi Raqqa và chuyển chúng tới Abu Kamal để chặn lực lượng quân đội chính phủ Syria.
Thỏa thuận đàm phán cho phép 3.500 tên khủng bố rời thành phố với tất cả những ǵ chúng cần, bao gồm cả vũ khí. Nhưng những tuyên bố được đưa ra công chúng nói rằng chỉ có dân thường được phép rời khỏi thành phố và có 275 tay IS bị bắt. Để chứng minh sự hiện diện của 275 tên khủng bố, một nhóm người được đưa tới căn cứ Ain Issa.
Nhưng các nhà báo bị cấm tới Raqqa với lư do họ có thể gặp nguy hiểm trong các trận giao tranh nhỏ với khủng bố IS. Thực tế, đă không có một viên đạn nào được bắn ra. Sau đó, người ta phát giác ra những tên khủng bố được đưa tới các địa điểm khác nhau. Hầu hết được đưa tới những vùng đă được giải phóng thông qua chiến dịch "lá chắn Euphrates". Nói một cách khác, với sự trợ giúp của Mỹ, khủng bố đă được chuyển tới vùng đất của Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tự do đi khắp nơi.
Brett McGurk phái viên đặc biệt của tổng thống Mỹ.
Những vở kịch tương tự cũng được dựng lên để triển khai lại các tay khủng bố. Và câu hỏi là, Nhà Trắng đă thả cho Lầu Năm Góc thao túng IS ở mức nào? Không thể loại trừ việc quân đội Mỹ hành động mà không có sự đồng ư của tổng thống như năm 1945. Nếu chính phủ Mỹ đă biết và bật đèn xanh cho những hành động này th́ đây là một ví dụ nữa cho chiến lược mắt nhắm mắt mở. Và mọi hiệp ước với "quỷ dữ" luôn luôn gây nguy hiểm cho kẻ theo đuổi nó.