Hôm 18-1, Ấn Độ đă tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa từ đảo Abdul Kalam ở vịnh Bengal như một lời cảnh báo Trung Quốc.
The Times of India dẫn lời Bộ Quốc pḥng Ấn Độ cho biết tên lửa đạn đạo này có tầm bắn 5000km. Với tầm bắn này, tên lửa có thể nhằm vào các mục tiêu ở bất cứ nơi nào ở châu Á, thậm chí là một số khu vực ở châu Âu và châu Phi.
Theo chuyên gia nghiên cứu Rajeev Ranjan Chaturvedy tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Trường ĐH Quốc gia Singapore, vụ phóng thử ICBM mới nhất (đă thành công) của New Delhi hôm 18-1 đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc phát triển hệ thống pḥng thủ hạt nhân hiệu quả.
"Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng về lâu dài. Ấn Độ, giống như nhiều quốc gia khác, đang tăng cường khả năng pḥng thủ"- ông Chaturvedy b́nh luận.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, ông Chaturvedy nói thêm, New Delhi không chỉ quan tâm đến những ǵ Bắc Kinh đang làm mà c̣n đề ra một chương tŕnh riêng.
"Chương tŕnh pḥng thủ của Ấn Độ rất có hệ thống. Hành vi của Trung Quốc có thể là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là duy nhất. Ấn Độ là một cường quốc đang nổi lên và cần một hệ thống pḥng thủ mạnh mẽ" - ông Chaturvedy nhận xét.
Cựu thành viên Quân đoàn Pháo binh II thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Song Zhongping, nói rằng vụ thử ICBM mới nhất của Ấn Độ phản ánh căng thẳng đang gia tăng trên khắp thế giới, không kém ǵ những quan ngại liên quan đến t́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên.
The Times of India hy vọng vụ phóng tên lửa Agni-V thành công sẽ giúp nước này "tăng uy tín" trên con đường trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an - gồm Trung Quốc, Anh, Mỹ, Nga và Pháp - đều là các cường quốc hạt nhân.
Agni-V được phóng từ đảo Abdul Kalam ở vịnh Bengal hôm 17-1. Ảnh: Twitter
Ông Song cũng cho rằng Bắc Kinh không nên đánh giá thấp khả năng hạt nhân đang đi lên của New Delhi.
"Agni-V không chỉ là một vũ khí chiến lược mà c̣n là một vũ khí thực chiến với khả năng cơ động và tàng h́nh cao. Nếu sản xuất hàng loạt, nó sẽ trở thành một thách thức lớn đối với Trung Quốc" – ông Song nói.
Trong khi đó, GS Swaran Singh đến từ Trường ĐH Jawaharlal Nehru ở thủ đô New Delhi, cho hay Ấn Độ vẫn dễ bị tổn thương cho đến khi Agni-V đạt sức mạnh tối đa. Nhưng việc triển khai ICBM này có thể buộc Trung Quốc phải khởi động các biện pháp giảm thiểu nguy cơ xung đột hạt nhân cũng như xây dựng ḷng tin và an ninh với Ấn Độ.
VietBF © Sưu tập