Cuộc chạy đua vũ trang đang nóng với tất cả các nước trên thế giới, ch dù là quốc gia nhỏ hay lớn. Nhưng Nga, Mỹ và Trung Quốc vẫn là các cường quốc luôn đi đầu về công nghệ. Vừa qua Nga đă thử thành công bom thông minh có thể diệt 15 xe tăng cùng lúc.
Mẫu bom mang biệt danh "mũi khoan" mang theo 15 đầu đạn con, có khả tăng tấn công chính xác mục tiêu từ khoảng cách 30 km.
Phiên bản PBK-500U trang bị 15 đạn chống tăng SPBE-K. Ảnh: TASS
Tập đoàn Techmash của Nga hồi đầu tháng 1 tuyên bố thử nghiệm thành công bom thông minh PBK-500U "Drel" (mũi khoan), dự kiến đưa vào biên chế không quân Nga sau khi hoàn tất đợt thử nghiệm cấp nhà nước trong năm nay, IHS Janes đưa tin.
PBK-500U là bom chùm đa năng, được coi là vũ khí tương đương với tên lửa AGM-154 JSOW của Mỹ. Mỗi quả bom đều trang bị cánh nâng và lái hướng cỡ lớn, cho phép nó lượn hơn 30 km khi thả từ độ cao lớn.
PBK-500U sử dụng thiết bị dẫn đường quán tính và hiệu chỉnh đường bay bằng hệ thống định vị vệ tinh. Nhà sản xuất có thể trang bị động cơ xung phản lực cho mẫu bom này để tăng tầm diệt mục tiêu, đặc biệt khi triển khai từ độ cao thấp.
Bom chùm PBK-500U có thể lắp nhiều loại đầu đạn con khác nhau, với tổng khối lượng lên tới 370 kg. Phiên bản đầu tiên sẽ trang bị 15 đạn chống tăng tự dẫn hỗn hợp (SPBE-K). Mỗi đạn được lắp đầu ḍ hồng ngoại hai băng tần và đầu ḍ radar băng sóng mm cùng thiết bị phân biệt địch ta để tránh đánh trúng xe tăng đồng minh.
Khi phát hiện mục tiêu, SPBE-K sẽ phóng ra đầu đạn nặng 1 kg với tốc độ 3.000 m/s, đủ sức xuyên giáp thép dày 100 mm. Hướng tấn công từ phía trên sẽ nhằm vào phần nóc xe, nơi có vỏ giáp mỏng và dễ bị bắn thủng nhất.
Trong chiến dịch quân sự tại Syria, không quân Nga thường sử dụng bom thông thường FAB-500. Dù các phi cơ được trang bị hệ thống ngắm bắn SVP tối tân, bom FAB-500 vẫn có độ chính xác thấp, không hiệu quả khi tấn công đối phương được trang bị hiện đại.
Ḍng PBK-500U dự kiến thay thế bom FAB-500 trong các chiến dịch quân sự tương lai, giúp tăng độ chính xác của đ̣n đánh và bảo đảm an toàn cho lực lượng Nga.