Trong cuộc họp mới đây tại Canada, khoảng 20 nước đă nhất trí cùng trừng phạt Triều Tiên v́ chương tŕnh hạt nhân của họ. Đây có thể sẽ là đ̣n trừng phạt mạnh nhất từ trước tới nay mà Triều Tiên phải nhận. Hiện phía Triều Tiên vẫn chưa có bất cứ phản ứng nào về việc này. 20 nước đồng minh của Mỹ đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt riêng của họ nhằm vào Triều Tiên. Nhóm này cũng đặt “trách nhiệm nặng nề” lên Trung Quốc và Nga trong việc t́m lối thoát cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên dù họ hoàn toàn “quên” không mời hai quốc gia nói trên đến tham gia cuộc họp quan trọng có liên quan đang diễn ra ở Canada.
Sau một ngày dài tranh luận, “Hội nghị Ngoại trưởng các nước Vancouver về An ninh và Sự Ổn định trên bán đảo Triều Tiên” với sự tham dự của 20 Ngoại trưởng đến từ các nước đă nhất trí với nhau về việc xem xét đưa ra “những biện pháp trừng phạt đơn phương” nhằm kiềm chế chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Các nước tham dự đă nhất trí không chỉ bảo đảm thực thi nghiêm túc thực hiện các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên mà c̣n đưa ra những biệp pháp trừng phạt riêng của họ để gây thêm sức ép với B́nh Nhưỡng.
"20 quốc gia có đại diện ở đây, ở Vancouver, đă nhất trí rằng chúng tôi phải phối hợp với nhau để đảm bảo rằng những biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên sẽ được thực thi một cách nghiêm túc”, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland hôm qua (16/1) cho biết sau cuộc họp.
Theo lời ông Freeland, tất cả các đại diện tham dự cuộc họp đều thống nhất rằng, họ cần phải đảm bảo việc Triều Tiên không thể lách được các biện pháp trừng phạt cũng như đảm bảo việc “cắt đứt hoàn toàn nguồn tài chính quan trọng cho chương tŕnh phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt” của Triều Tiên.
20 nước tham dự cuộc họp của Vancouver c̣n “nhất trí sẽ xem xét và thực hiện những bước đi nhằm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đơn phương cũng như tiến hành thêm nhiều hành động ngoại giao ngoài những biện pháp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc” để gây áp lực thêm nữa với Triều Tiên, tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp đă nhấn mạnh như vậy.
Song song với việc khẳng định phương pháp tiếp cận gây áp lực thêm nữa đối với Triều Tiên, 20 nước ở Vancouver đă nhấn mạnh đến vai tṛ quan trọng của Nga và Trung Quốc trên con đường tháo gỡ cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên bất chấp việc họ đă phớt lờ không mời hai nước nói trên đến tham dự cuộc họp.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang là một trong những vấn đề nóng bỏng gây lo ngại nhất thế giới. V́ thế, việc các nước tổ chức một cuộc họp với thành phần tham gia rộng khắp để t́m cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng là điều b́nh thường. Vấn đề duy nhất ở đây là cả Bắc Kinh và Moscow – hai người chơi quan trọng trong khu vực cũng là hai nước láng giềng giáp với Triều Tiên, không được mời đến tham dự hội nghị về Triều Tiên. Thay vào đó, hội nghị được đồng chủ tŕ bởi những nước ở bên kia địa cầu, cách xa so với bán đảo Triều Tiên – Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland.
Hồi đầu tuần, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov miêu tả cuộc họp ở Vancouver là “điều không thể chấp nhận” và “mang tính phá hoại.” “Khi chúng tôi biết thông tin về cuộc họp, chúng tôi đă hỏi: ‘Tại sao các bạn lại cần sự tham gia của những nước đó. Hy Lạp, Bỉ, Colombia, Luxembourg – những nước đó phải làm ǵ với bán đảo Triều Tiên?”, ông Lavrov đặt câu hỏi.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang chỉ trích: “Cuộc họp đó không có tính hợp pháp và tính đại diện một chút nào cả. Trung Quốc phản đối cuộc họp này ở mọi khía cạnh”.
Nga và Trung Quốc là hai nước có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc. Nga và Trung Quốc đều có chung đường biên giới với Triều Tiên và đều có mối quan hệ thân thiện với Triều Tiên. Trung Quốc c̣n là đồng minh thân thiết nhất và là nước được cho có ảnh hưởng duy nhất đối với B́nh Nhưỡng. Chính v́ thế, việc t́m kiếm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên mà không có sự tham gia của Moscow và Bắc Kinh rơ ràng là một điều không hợp lư.
|