Nga đang tập trung vào việc đa dạng hóa năng lực hạt nhân, tạo ra lợi thế vượt trội Mỹ.
Hăng tin Newsweek đưa thông tin từ bản "đánh giá năng lực hạt nhân" cho biết, Nga đang sở hữu loại tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân có khả năng mang đầu đạn 100 megaton.
Mỹ nhận định về chiến lược hạt nhân của Nga
Tàu ngầm được biết tới tên gọi AUV, hoặc phương tiện tự hành dưới nước.
Các quan chức của Bộ Quốc pḥng cảnh báo, Nga đang tích cực đa dạng hóa năng lực hạt nhân của nước này, nhằm tạo ra lợi thế chiến lược vượt trội so với Mỹ.
Đánh giá trong bản dự thảo nêu rơ: “Cùng với việc hiện đại hóa hệ thống hạt nhân từ thời Liên xô, Nga đang phát triển và triển khai đầu đạn hạt nhân cùng với bệ phóng mới. Trong các nỗ lực này, có việc nâng cấp bộ ba hạt nhân chiến lược gồm máy bay ném bom tầm xa, tên lửa phóng từ biển và tên lửa phóng từ đất liền. Nga cũng đang phát triển ít nhất hai hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa mới gồm vũ khí siêu thanh và ngư lôi tự động dưới đáy biển liên lục địa có trang bị hạt nhân".
Trong tuyên bố đưa ra, Bộ Quốc pḥng Mỹ cho biết: “Chúng tôi đă tiến hành thảo luận và viết ra một số bản dự thảo. Bản dự thảo “Đánh giá chung về năng lực hạt nhân" đến nay vẫn chưa hoàn thiện, tuy nhiên sau khi hoàn tất sẽ được đệ tŕnh lên Tổng thống và Bộ Quốc pḥng xem xét và phê chuẩn”.
Theo trang tin Defense News, tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân không người lái của Nga có tên gọi chính thức là Hệ thống vũ khí đại dương đa mục đích Status-6, được biết đến với biệt danh “Kanyon”, đă được thử nghiệm vào tháng 11/2016. Nó được phóng từ một tàu ngầm lớp Sarov – chuyên thử nghiệm vũ khí mới.
Tàu ngầm Status-6 có sức mạnh như thế nào?
Hăng tin Washington Bureau dẫn thông tin từ các phương tiện truyền thông Nga cho biết, Status-6 có tầm hoạt động khoảng 10.000km, tốc độ tối đa khoảng 103km/h và có thể lặn ở độ sâu 1000m dưới mặt nước. Phương tiện này do công ty đóng tàu ngầm lớn nhất của Nga Rubin Design Bureau chế tạo. Nó được thiết kế để phóng từ ít nhất hai lớp khác nhau của tàu ngầm hạt nhân, trong đó có tàu ngầm lớp Oscar, vốn có thể mang theo 4 hệ thống Status-6.
Status-6 được thiết kế để tấn công các thành phố ven biển, cảng, nhà máy đóng tàu và căn cứ hải quân của địch. Một khi vũ khí này cán đích nó sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá lớn, san phẳng các mục tiêu hoặc gây ra sóng thần nhân tạo. Phóng xạ phát ra từ vụ nổ có thể khiến con người phải tránh xa khu vực bị tấn công trong khoảng 100 năm.
Bản dự thảo “Đánh giá chung về năng lực hạt nhân” tái khẳng định sự cần thiết của việc phát triển bộ 3 hạt nhân. Tuy nhiên, theo ghi nhận của trang Defense News, bản đánh giá không cho thấy Bộ Quốc pḥng Mỹ quan tâm đến việc phát triển phương tiện tự hành dưới mặt nước có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Bản báo cáo cũng làm dấy lên những tranh căi cho rằng Mỹ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bắt kịp với năng lực hạt nhân của Nga.
VietBF © Sưu tập