Sau hai năm can thiệp vào Syria, Nga đă cùng quân đội Syria xóa sổ Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Vậy mà không cần biết chính quyền và người dân Syria muốn ǵ, Mỹ và đồng minh đang bàn bạc để quyết định vận mệnh của đất nước Syria thời hậu chiến. Số phận của Assad và Syria sẽ được định đoạt ra sao?
Mỹ nhóm họp đồng minh về tương lai của Syria
Theo báo cáo của DEBKAfile, một đánh giá rộng răi, có mục đích về chính sách đối với tương lai chính trị của Tổng thống Syria Bashar Assad đă được lên kế hoạch trong những ngày cuối tuần này ở Washington.
Sự kiện này diễn ra trong thời điểm các cuộc không kích của Israel vào lănh thổ Syria, qua không phận của Lebanon, mà các phương tiện truyền thông của Syria đă tuyên bố nhắm vào mục tiêu là căn cứ Al Qutaiba, ở phía đông Damascus lúc rạng sáng ngày 9 tháng Một.
Các nguồn tin của Washington DEBKAfile tiết lộ rằng, các cuộc thảo luận trong Nhà Trắng sẽ được dẫn dắt bởi các quan chức cao cấp của các bộ ngành trong chính phủ Hoa Kỳ, có tham gia vào chính sách của Syria.
Được mời c̣n có thêm các nhà ngoại giao cao cấp của châu Âu từ Anh, Đức, Pháp và Italia và đại diện từ châu Á, dẫn đầu là Nhật Bản và Ấn Độ.
Hội nghị đă được triệu tập với mục đích đưa ra một chính sách thống nhất giữa Mỹ và châu Âu để xác định cơ cấu tổ chức của chế độ chính quyền Syria trong thời hậu chiến và vai tṛ tương lai của Tổng thống Bashar al-Assad.
Chủ đề chính trong chương tŕnh nghị sự của Hoa Kỳ là “bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Syria”, cùng với “sự tự trị một phần” cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Kurd.
Các căn cứ quân sự Mỹ lập trên khu vực kiểm soát của người Kurd
Ông Assad sẽ vẫn giữ chức vụ cho một thời kỳ tạm thời, trong thời gian đàm phán giữa Hoa Kỳ và Nga, sẽ kết thúc với cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, sau đó ông Assad sẽ từ chức.
Israel đă không được mời tham gia vào ṿng đàm phán này, nhưng Tel Aviv cũng đă làm rơ vị trí của ḿnh đối với Washington trong các cuộc liên lạc trực tiếp giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Israel và ở phía dưới là các quan chức an ninh hai nước.
Chuyến thăm sắp tới của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tới Israel vào ngày 22 tháng 1 tới cũng sẽ phục vụ cho việc truyền bá thông điệp từ Tel Aviv tới Washington, về vấn đề Syria.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng đă đưa ra lập trường của Israel đối với Nga, trong cuộc điện thoại với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 1 tháng 1 năm 2018 và họ đă quyết định sẽ sớm gặp nhau.
Các cuộc không kích và các cuộc tấn công hỏa lực mặt đất của Israel chống lại Syria trong tuần qua đă được đề cập đến như là một lời nhắc nhở cho cả Washington và Moscow rằng, Israel đang theo sát các động thái của họ đối với Syria và sẽ đảm bảo rằng các quan điểm và nhu cầu an ninh của họ được xem xét đầy đủ.
Đây cũng là những lời cảnh báo đối với chính quyền Tehran về việc chính quyền Tel Avip sẽ làm tất cả những điều có thể để chống lại việc Iran sẽ cố gắng sử dụng thời kỳ quá độ để tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria và Lebanon, uy hiếp biên giới phía Bắc của Israel.
Syria hậu chiến (không Assad) sẽ ra sao?
Theo giới phân tích chính trị, có thể thấy là Mỹ rất tự tin về chiến thắng của ḿnh ở Syria và đă tự cho ḿnh cái quyền hoạch định tương lai cho đất nước này mà không cần hỏi ư kiến người dân và lănh đạo của họ.
Chính quyền của Trump dự định đạt được một kế hoạch hậu chiến ở Syria qua các cuộc thảo luận này, với người sắm vai chính là liên minh do Mỹ dẫn đầu, sẽ thách thức các kế hoạch mang lại ḥa b́nh cho Syria của Tổng thống Nga Vladimir Putin, kết hợp với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo giới quan sát, qua những thông tin ṛ rỉ này, có thể thấy là mặc dù vẫn giữ thái độ hằn học với Assad nhưng trong quan điểm của Mỹ cũng đă có sự nhân nhượng nhất định về vấn đề Syria.
Vấn đề thứ nhất là “tương lai của Assad”
Có thể nhận thấy rằng, việc hoạch định tương lai của ông Assad là một thất bại của Mỹ, bởi họ đă không thể ép được ông Assad phải ra đi như dự định ban đầu.
Người ta cho rằng vấn đề cốt lơi đối với Washington là chống lại sự kiên định của Nga về việc giữ cho ông Assad tại vị càng lâu càng tốt, trong khi người Mỹ sẽ th́ ngược lại.
Nếu như trước đây, quan điểm mang tính chất nguyên tắc bất biến của Mỹ là Assad phải ra đi mà không có bất cứ điều kiện nào th́ giờ đây Washington đă phải chấp nhận việc ông Assad tiếp tục ngồi trên chiếc ghế Tổng thống, dưới sự bảo trợ của “kẻ mạnh hơn” là Nga.
Mặc dù giới chức lănh đạo Hoa Kỳ rất tự tin về cơ hội rút ngắn thời gian tại vị của ông Assad và trong thời gian tới, Mỹ sẽ hết sức để buộc vị Tổng thống này chấp nhận thất bại trong quá tŕnh hiệp thương, nhưng đây là canh bạc quá chông chênh, bởi Washington không thể tự quyết trong ván bài Assad, bởi c̣n đó Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ quyết tâm nối thông hành lang dầu mỏ từ vịnh Persian sang châu Âu
Vấn đề thứ hai là tương lai của đất nước Syria
Qua thông tin ṛ rỉ về cái gọi là “bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Syria”, có thể thấy rằng, Syria tương lai trong định hướng của Mỹ (tất nhiên là khi quyền lực của ông Assad đă bị loại bỏ) sẽ không có sự li khai, chia tách; nhưng không loại trừ khả năng Liên banh hóa và sẽ có những vùng tự trị.
Một phần của cuộc thảo luận của Mỹ là “sự tự trị một phần cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Kurd” đă cho thấy, Syria thời hậu chiến sẽ có các vùng tự trị mà người Kurd sẽ được hưởng đặc quyền này.
Khi đó, cùng với Kurdistan ở Iraq, các khu tự trị của người Kurd Syria-Iraq sẽ trở thành các “vùng cấm” đối với chính quyền Baghdad và Damascus, nó sẽ đảm bảo cho một hành lang dầu mỏ chạy từ các nước đồng minh của Mỹ ở ven bờ biển Persian tới châu Âu.
Để đảm bảo điều này Mỹ đă tung quân vào Syria lập rất nhiều căn cứ, đồn trạm ở các khu vực người Kurd kiểm soát ở al-Hasakah và al-Raqqa và chắc chắn là họ sẽ không rời khỏi đó, kể cả chính quyền Assad hiện nay và các chính quyền sau này sẽ phải chấp nhận điều đó.
Tuy nhiên, kế hoạch của Mỹ sẽ chỉ đạt được thành công nếu Assad đă ra đi, một chính quyền thân Mỹ được dựng lên, trong khi Nga nỗ lực chống lại điều này. Do đó, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục có những hành động gây bất lợi cho Nga và ông Assad để đạt được mục đích của ḿnh và t́nh h́nh Syria sắp tới sẽ có những cuộc đấu trí căng thẳng của Moscow và Washington; bên cạnh cuộc đấu lực rất lớn giữa đội quân của ông Assad với các nhóm khủng bố và phiến quân c̣n sót lại ở Syria.