VBF-Theo tin tức mới cho biết nhiều Hoa kiều Mỹ được đào tạo bài bản ở Mỹ đă làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên họ lại có quyết định trở lại quê hương để gây dựng sự nghiệp. Dù họ có nhà, có công việc ở Mỹ song họ vẫn muốn quay về.
Vài năm trước, Wang Yi sống thoải mái nơi xứ người cùng "giấc mơ Mỹ". Tốt nghiệp Đại học Princeton, Wang t́m được một công việc tốt tại Google và mua một căn hộ rộng răi ở Thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, vào một ngày năm 2011, Wang ngồi với vợ trong pḥng bếp và nói về ước muốn trở lại Trung Quốc. Anh không c̣n thích công việc buồn chán trong vai tṛ quản lư sản xuất ở Google mà muốn về quê để thành lập công ty riêng. Dẫu vậy, việc thuyết phục vợ đồng ư rời California ấm áp để về với Thượng Hải mù sương là điều rất khó.
"Khi đó, chúng tôi biết ḿnh sắp trở thành cha mẹ. Quyết định trở về thật không dễ dàng. Càng gần ngày trở về Trung Quốc, vợ tôi càng tỏ ra bồn chồn và muốn thay đổi quyết định đó", người đàn ông 37 tuổi kể lại thời khắc định mệnh vài năm trước.
Tuy nhiên, quyết định mà nhiều người mô tả là liều lĩnh đang mang về cho Wang quả ngọt. Trở về Trung Quốc, Wang phát triển ứng dụng học tiếng Anh LingoChamp và nó nhanh chóng gọi vốn được tới 100 triệu USD trong tháng 7 năm ngoái. Hiện tại, Wang cũng trở thành một trong những người thành công nhất khi quyết định rời Silicon để trở về quê nhà.
Những nhân tài sinh ra tại Trung Quốc nhưng được đào tạo bài bản ở Mỹ đang trở thành lực lượng chính giúp các công ty Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên khắp thế giới trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang bùng nổ. Trong quá khứ, nhiều người thường ở lại nước ngoài sau khi tốt nghiệp để làm việc và xin quốc tịch th́ hiện tại, đông đảo người sẵn sàng bỏ quốc tịch nước ngoài để về Trung Quốc. Những ưu đăi của Chính phủ Trung Quốc góp phần tạo nên ḍng chảy ngược chiều này.
Wang Yi đang sống tại Trung Quốc và thành công sau quyết định rời Thung lũng Silicon.
"Ngày càng nhiều nhân tài trở về Trung Quốc bởi đây là mảnh đất hết sức màu mỡ trong lĩnh vực đổi mới. Những ǵ đang diễn ra lúc này mới chỉ là sự khởi đầu", Ken Qi, lănh đạo cấp cao của công ty tư vấn Spencer Stuart, trụ sở tại Chicago, Illinois, Mỹ, nhận định.
Người Trung Quốc từng làm việc hay học tập ở nước ngoài đủ lâu được gọi với cái tên "rùa biển". Trong khi các tên tuổi lớn trên thế giới đều đă khẳng định được vị thế, dư địa phát triển c̣n rất nhiều với các công ty Trung Quốc. Tencent Holdings, Toutiao hay Baidu Inc đang bùng nổ khi các đối thủ nước ngoài bị cấm cửa tại Trung Quốc. Thậm chí, cả những tập đoàn lớn như Microsoft cũng có nguy cơ mất lănh đạo cấp cao bởi sự cuốn hút của các công ty Trung Quốc.
Hiện tại, Alibaba và Tencent đă góp mặt trong 10 công ty giá trị nhất thế giới, cùng hàng với Amazon, Apple, Facebook…. Trong khi đó, 3 trong số 5 công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới nằm tại Bắc Kinh chứ không phải California. Báo cáo trên LinkedIn năm 2017 c̣n cho thấy 7,9% kỹ sư Trí tuệ Nhân tạo (AI) của Mỹ là người Trung Quốc và phần lớn trong số đó xuất thân từ Trung Quốc chứ không phải người Hoa ở Mỹ.
Thị trường "săn đầu người" cũng nhờ thế mà trở nên vô cùng sôi động. Jay Wu đă chiêu mộ được hơn 100 kỹ sư cho các công ty Trung Quốc trong 3 năm qua. Nhà đồng sáng lập Global Career Path thậm chí c̣n điều hành một cộng đồng học sinh nhằm tuyển chọn ra những cá nhân tiềm năng khi họ chưa ra trường. WeChat là một trong số những nền tảng Wu dùng để chiêu mộ nhân tài.
Hiện tại, các công ty Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn vượt trội so với các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh, tiền lương cạnh tranh và đặc biệt là cảm giác được về nhà là một trong những lư do khiến những người như Wu vẫn thành công. Với những người không muốn từ bỏ giấc mơ Mỹ, Alibaba, Tencent, Didi Chuxing và Baidu sẽ tới với họ thông qua các pḥng nghiên cứu đặt tại Thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp thực sự được coi là phong phú hơn là ở Trung Quốc. Chính v́ thế, nhiều người chọn cho ḿnh cách làm việc với các công ty lớn của Mỹ để lấy kinh nghiệm trước khi trở về làm cho các doanh nghiệp Trung Quốc vốn có tốc độ tăng trưởng cực nhanh. Thậm chí, câu hỏi ám ảnh nhất với những kỹ sư Trung Quốc đang làm việc Mỹ là nên tiếp tục hay về nhà.
Trung Quốc có 751 triệu người dùng Internet, một con số cực lớn và vô cùng hấp dẫn. Các khoản đầu tư khổng lồ cùng cơ sở dữ liệu lớn thực sự là cái ǵ đó vô cùng khó cưỡng với những người làm trong lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc được mô tả là nơi có thể biến những ước mơ khó tưởng tượng trở thành hiện thực với giới công nghệ.
Xu Wanhong học xong thạc sĩ tại Đại học Carnegie Mellon trước khi làm việc cho Facebook từ năm 2010. Tuy nhiên, năm 2015, ông quyết định trở về Trung Quốc để đầu quân cho Kuaishou, công ty khởi nghiệp trị giá hơn 3 tỷ USD. Trụ sở của Kuaishou nằm cách Bắc Kinh 20 km với cơ sở vật chất chẳng thua kém Facebook.
"Tôi không đến Mỹ với mơ ước sở hữu một ngôi nhà lớn. Tôi đến đó để giải quyết những vấn đề thú vị", Xu giải thích cho quyết định trở lại Trung Quốc, nơi ông có rất nhiều vấn đề thú vị để giải quyết trong một môi trường đang phát triển mạnh mẽ.