Những lâu đài này đẹp đến mê hồn dù đã được xây dựng từ lâu. Chúng bị bỏ hoang trong nhiều năm và không có ai sinh sống. Nhiều khách du lịch gan dạ vẫn thường xuyên ghé tới thăm những nơi này.
Lâu đài Chateau Gaillard, Normandy, Pháp: Công trình từ thế kỷ thứ 12 được xây dựng được Công tước Richard I của Anh xây dựng trên sông Seine. Vào thế kỷ thứ 16, lâu đài bị bỏ hoang và vẫn trong tình trạng không có người sinh sống cho đến nay.
Lâu đài Dunnottar Aberdeenshire, Scotland: Đây là một trong những lâu đài đẹp nhất ở Scotland. Công trình bỏ hoang nằm tại địa điểm lãng mạn trên mũi Biển Bắc, từng được viếng thăm bởi hiệp sĩ William Wallace và Nữ hoàng Mary.
Lâu đài Spis, Kosice, Slovakia: Công trình được xây dựng phong cách Gô-tích và La Mã là một trong những lâu đài lớn nhất tại châu Âu. Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại đây vào những năm 1700 và hiện nay nó trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Slovakia.
Lâu đài Ballycarbery, hạt Kerry, Ireland: Nằm trên bờ biển Bắc Đại Tây Dương, pháo đài bằng đá từ thế kỷ thứ 16 vẫn tồn tại tới ngày nay và trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Lâu đài Chateau de Saint-Ulrich, Haut-Rhin, Pháp: Công trình là một trong ba pháo đài nhìn xuống thị trấn Ribeauvillé. Nó bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ 16 sau cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm vào thời kỳ đó.
Lâu đài Fort de Malamot, Savoy, Pháp: Công trình từng là một pháo đài quân sự được người Italia xây dựng vào năm 1889. Nằm ở độ cao 2.850 m, con đường dẫn tới pháo đài không thể tiếp cận phần lớn thời gian trong năm.
Lâu đài Rocca Calascio, Abruzzo, Italia: Thành lũy cao nhất ở vùng Abruzzo được xây dựng từ thế kỷ thứ 10. Nhưng công trình chưa bao giờ trải qua một cuộc chiến thanh, thay vào đó nó bị phá hủy bởi một trận động đất vào thế kỷ thứ 15.
Lâu đài Altenstein, Bavaria, Đức: Các nhà vua Stein zu Altenstein sống trong lâu đài này từ đầu thế kỷ thứ 13, trước khi cung điện mới được xây dựng vào thế kỷ 18.
Tháp Mortella, Corsica, Pháp: Pháo đài bỏ hoang ở Corsica được xây dựng để bảo vệ hòn đảo Địa Trung Hải khỏi cướp biển Bắc Phi. Tòa tháp bị quân đội Anh quốc phá hủy vào năm 1796, nhưng tàn tích của nó vẫn còn đến ngày nay.
Lâu đài Crac des Chevaliers, Syria: Là một trong những lâu đài thời Trung cổ nguyên vẹn nhất thế giới, Crac des Chevaliers được xây dựng bởi các hiệp sĩ Hospitaller. Ngày nay, công trình đã trở thành di sản thế giới.
Lâu đài Château d'Alleuze, Cantal, Auvergne, Pháp: Công trình từng bị phá bỏ vào năm 1405, nhưng được xây dựng lại sau đó trước khi rơi vào tình trạng hoang phế tới ngày nay.
Lâu đài Loarre, Aragon, Tây Ban Nha: Lâu đài được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 những vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Nó được sử dụng làm bối cảnh cho bội phim “Vương quốc Thiên đường”.
Lâu đài Olsztyn, Silesia, Ba Lan: Công trình được xây dựng trên cấu trúc đá vôi tại đồi Jura bởi Casimir Đại đế. Vào năm 1655, lâu đài bị người Thụy Điển chiếm giữa và rơi vào tình trạng hoang phế sau đó.
Lâu đài Carew, Pembrokeshire, Xứ Wales: Nằm tại vùng đất bằng phẳng quanh sông Carew, công trình được xây dựng vào năm 1270 và được gia cố thêm trong cuộc nội chiến Anh. Lâu đài thay đổi chủ sở hữu ba lần trong cuộc xung đột này, cho đến khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 17.
Lâu đài Kilchurn, Loch Awe, Scotland: Công trình được xây dựng bởi Colin Campbell, Công tước đầu tiên của vùng Glenorchy. Bị phá hủy bởi sét đánh vào năm 1760, nhưng nó vẫn là địa du lịch hấp dẫn vào ngày nay.
Lâu đài Golconda, Hyderabad, Ấn Độ: Công trình được xây dựng từ thế kỷ thứ 16 trong triều đại nhà Qutb Shahi và từng là nơi cất giữ viên kim cương Koh-i-Noor nổi tiếng của nữ hoàng Victoria.
Lâu đài Minard, Ireland: Vào thế kỷ thứ 16, lâu đài bị phá hủy bởi súng thần công và thuốc nổ. Với hướng nhìn ra biển, công trình hiện là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Ireland.
Pháo đài San Lorenzo, Colón, Panama: Di sản thế giới này được xây dựng khi người Tây Ban Nha bắt đầu vận chuyển vàng ở Peru tới Panama. Sứ mệnh của công trình là canh chừng cướp biển. Nhưng tuyến hàng hải này dừng hoạt động vào thế kỷ 18 và pháo đài rơi vào tình trạng hoang phế.
Lâu đài Dunluce, Bắc Ireland: Công trình này có lịch sử đầy biến động và rơi vào tình trạng hoang phế sau cuộc chiến Boyne năm 1690.