VBF-Di dân lậu thời TT Trump chắc chắn không mấy ai được an tâm. ICE liên tục bắt bớ, các ông chủ lại dọa nạt đuổi về nước nếu làm việc không chấp hành đúng quy định. Họ bị cảm giác bị đối xử tệ hơn trước.
Các nhân viên của sở di trú công lực ICE đang bắt một di dân để trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ. (ICE)
LOS ANGELES - Bị quỵt tiền công, bị dọa đuổi về nước, bị ức hiếp. Đây là những ǵ đang xảy ra cho những người sống bất hợp pháp tại Mỹ. Họ đến đây chịu đựng làm việc lậu với lương thấp để gởi tiền về quê hương nuôi gia đ́nh, nhưng trong bầu không khí bài ngoại hiện nay, nhiều di dân lao động đang bị đối xử c̣n tệ hơn trước. Đó là nội dung của một bài phóng sự được đăng trên nhật báo Los Angeles Times đầu năm 2018.
Bài viết kể lại một trường hợp cụ thể của một công nhân giấu tên. Ông và người thuê ông đă có một thỏa thuận đơn giản: $150 Mỹ kim một ngày để lát gạch pḥng tắm và trát vữa (stucco) các bức tường của một ngôi nhà ở Arcadia (cách Westminster gần 50 dặm về hướng bắc). Theo thỏa thuận th́ khoản tiền công ấy phải được trả vào cuối ngày, nhưng ông công nhân đă không nhận được thù lao. Trường hợp của ông đă được ghi nhận trong một đơn kiện được nộp tại Ṭa Thượng Thẩm Los Angeles County bởi Ủy Ban Lao Động California.
Theo đơn kiện cho biết, sau sáu ngày không được trả tiền, cuối cùng công nhân đó đối đầu với người chủ để hỏi cho ra chuyện. Người chủ đáp lại rất cộc lốc, gọi ông làm công là “wetback” (tiếng lóng ám chỉ di dân lậu). Người chủ c̣n đe dọa báo cáo về ông ta cho cơ quan di trú đến bắt đi và trục xuất về nước.
Theo đơn kiện cho biết, không chỉ không trả tiền thù lao, trong một bản tin nhắn gởi cho người làm công, ông chủ viết, “Tôi nói cho ông biết, không những tôi là một cựu cảnh sát trưởng, mà tất cả gia đ́nh tôi đều c̣n đang ở trong sở cảnh sát. Ông muốn đến sở làm của tôi và gây rắc rối, tôi sẽ c̣ng tay ông, đưa ông vào nhà giam, và chờ cơ quan I.C.E tới đem ông đi v́ tội đe dọa người khác.”
Nhật báo đă t́m cách liên lạc với ông “cựu cảnh sát trưởng” này, nhưng ông từ chối cho ư kiến.
Tuy vậy, những người bênh vực giới lao động cho biết những lời lẽ đe dọa di dân tương tự như trên đă càng ngày càng trở nên thông thường. Người nói không c̣n ngại bị xem là kỳ thị hay bóc lột người khác.
Theo Văn Pḥng Ủy Ban Lao Động cho biết, đơn khiếu nại về lời đe dọa trả thù liên quan đến di dân đă gia tăng trong năm 2017 ở California. Tính cho tới hết ngày 22 tháng 12, những người lao động đă nộp cho văn pḥng này 94 đơn khiếu nại về việc trả thù liên quan đến trường hợp di trú của họ. Trong năm 2016 chỉ có 20 đơn, và năm 2015 có bảy đơn. Các viên chức cho biết có rất nhiều di dân lậu không dám lên tiếng hoặc muốn làm đơn khiếu nại, v́ họ sợ bị lộ diện và sẽ bị đuổi ra khỏi nước Mỹ.
Trong hầu hết các trường hợp bị khiếu nại, các chủ nhân thường đe dọa báo cáo người làm công cho cơ quan Thực Thi Công Lực Quan Thuế Và Di Trú Hoa Kỳ (ICE), sau khi các công nhân nêu ra những vấn đề về điều kiện làm việc, trong số đó có việc không được trả tiền lương. Trong số những cáo buộc khác, có việc các chủ nhân đ̣i hỏi những thứ giấy tờ mà ngay cả luật di trú của liên bang không đ̣i hỏi, hoặc chủ nhân từ chối công nhận những giấy tờ xem có vẻ hợp lệ.
Những lời đe dọa như thế từ lâu đă là một phần trong cuộc sống của hơn 2.3 triệu di dân đến Mỹ bất hợp pháp và đang sống ở California. Một vụ kiện do ủy ban lao động nộp đơn nói rằng một người chủ đă đe dọa báo cáo về một nhân công cho cơ quan di trú “mỗi năm mấy lần.”
Nguyên nhân đưa đến sự gia tăng trong đơn khiếu nại một phần là do có luật mới từ năm 2014, nêu rơ những quyền lợi của công nhân thuộc thành phần di dân lậu, nên các công nhân mới biết quyền lợi của họ là như thế nào.
Nhưng nguyên nhân lớn đưa đến đơn khiếu nại nhiều hơn là từ bầu không khí chính trị hiện nay.
Tổng Thống Trump đă kịch liệt chỉ trích t́nh trạng di trú bất hợp pháp trong cuộc vận động tranh cử năm 2016 và khi ông lên làm tổng thống. Ông thường nêu những tội ác, trong đó có khủng bố, là do thành phần di dân bất hợp pháp gây ra. Ông Trump nói vậy mặc dù một số cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những di dân nói chung có xác suất thấp hơn trong việc phạm tội, so với những người sinh ra ở Mỹ.
Thậm chí ông Trump c̣n so sánh di dân với loài rắn, khi ông đọc trước những đám đông bày tỏ sự đồng ư với ông, khi họ nghe ông trích lời nhạc từ một bài hát có tựa đề là “The Snake” (Con Rắn”), trong đó một người đàn bà “hiền từ” đă thương hại và đưa một con rắn ốm yếu vào trong nhà, để rồi bà bị nó cắn lại bà.
Ông Sebastian Sanchez, một luật sư của Employment Rights Project (Dự Án Các Quyền Có Việc Làm) tại Bet Tzedek, nơi cung cấp các dịch vụ pháp lư cho những người có mức lợi tức thấp, nói rằng những lời châm biếm đầy ác ư như thế khiến cho một số chủ nhân “cảm thấy có sự hỗ trợ chính thức cho rằng những công nhân này không xứng đáng được bảo vệ và không xứng đáng được hưởng bất kỳ quyền nào ở nước Mỹ.”
Ông Sanchez đă giúp người làm công trong vụ xảy ra ở Arcadia, báo cáo với ủy ban lao động, dẫn đến việc ủy ban nộp đơn kiện.
Bà Mar Martinez, một điều phối viên tổ chức của Garment Worker Center (Trung Tâm Công Nhân Ngành May Đồ) ở trung tâm thành phố Los Angeles, cũng nhận thấy nhiều công nhân nói rằng các chủ nhân thường nhắc tới t́nh trạng di trú của họ, mặc dù những lời ấy có nội dụng ít nguy hiểm hơn so với những ǵ xảy ra trong vụ kiện ở Arcadia.
Bà Martinez kể một trường hợp mà trong đó một công nhân đă tính xin mấy ngày nghỉ v́ bệnh sau khi bị thương. Bà Martinez nói, “Bà ấy được bảo rằng ngày nghỉ bệnh chỉ dành cho người sống có giấy tờ hợp lệ. Những người không có giấy tờ đều không có được những ngày nghỉ bệnh.”