Các chuyên gia giúp chương tŕnh tên lửa Triều Tiên được gọi là bộ ba "người tên lửa". Họ được lănh đạo Triều Tiên hết sức coi trọng. Nhờ những chuyên gia này, tên lửa Triều Tiên đă đạt được những bước tiến nhảy vọt.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vỗ tay chúc mừng sau một vụ phóng tên lửa thành công
Bộ Tài chính Mỹ ngày 26/12 tuyên bố trừng phạt hai quan chức Triều Tiên là Kim Jong-sik và Ri Pyong-chol, một động thái trong chiến dịch "nhằm tăng cường tối đa sức ép để cô lập Triều Tiên, tiến tới một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hoá toàn diện".
Hai người này được cho là những gương mặt thân tín bên cạnh nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, phụ trách chính chương tŕnh phát triển tên lửa đạn đạo. Newsweek miêu tả họ là những "người tên lửa thực sự" của Triều Tiên.
Ri Pyong-chol, 69 tuổi, cựu tư lệnh không quân, thường xuyên xuất hiện bên cạnh ông Kim Jong-un trong các video hay bức ảnh trên truyền thông Triều Tiên. Ông đảm nhận chức vụ Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Quân khí thuộc đảng Lao động Triều Tiên, cơ quan giám sát phát triển chương tŕnh tên lửa đạn đạo, theo chính phủ Hàn Quốc và Bộ Tài chính Mỹ.
Hàn Quốc nêu đích danh Ri Pyong-chol là người phụ trách những hoạt động liên quan đến các chương tŕnh vũ khí Triều Tiên. Ri được nh́n thấy bên cạnh cố lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-il từ 10 năm trước, song quyền lực và sức ảnh hưởng của ông ngày càng gia tăng kể từ thời điểm ông Kim Jong-un lên nắm quyền.
"Ri là một gương mặt vô cùng quan trọng đối với chương tŕnh tên lửa Triều Tiên", ông Kim Jin-moo, chuyên gia nghiên cứu về giới tinh hoa Triều Tiên, nhận xét.
Ri, từng học ở Nga, được đề bạt khi ông Kim Jong-un bắt đầu thăng tiến qua nhiều chức vụ vào cuối thập niên 2000, chuyên gia nghiên cứu về giới lănh đạo Triều Tiên Michael Madden và quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết.
Ông từng thăm Trung Quốc một lần và thăm Nga hai lần. Ri đă gặp Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc vào năm 2009 vơi tư cách tư lệnh không quân Triều Tiên và từng tháp tùng nhà lănh đạo Kim Jong-il trong chuyến thăm một nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu Nga hồi năm 2011.
Một gương mặt khác cũng được nh́n thấy không ít lần tháp tùng nhà lănh đạo Kim Jong-un trong các cuộc thử nghiệm tên lửa là Kim Jong-sik. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về quan chức này, bao gồm cả tuổi của ông.
Theo giới quan sát, ông là một nhà khoa học tên lửa kỳ cựu xuất thân từ dân kỹ thuật. Kim Jong-sik bắt đầu sự nghiệp với vai tṛ nhân viên kỹ thuật hàng không dân dụng nhưng hiện tại, ông khoác bộ quân phục với hàm tướng tại Cục Công nghiệp Quân khí.
Thông cáo báo chí từ Bộ Tài chính Mỹ cho rằng Kim Jong-sik giữ vai tṛ then chốt trong nỗ lực của Triều Tiên nhằm chuyển chương tŕnh tên lửa từ sử dụng nhiên liệu lỏng sang nhiên liệu rắn.
Vai tṛ Kim Jong-sik đóng góp trong vụ phóng tên lửa thành công của Triều Tiên hồi năm 2012 đă thực sự giúp ông ghi điểm trong mắt nhà lănh đạo Kim Jong-un, theo Madden.
"Khi tên lửa được phóng đi và tiến vào quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, ông ấy được ghi nhận công lao. Các chuyên gia tên lửa và hạt nhân dưới thời Kim Jong-un thăng tiến dựa trên công trạng", Madden nói.
Năm ngoái, Kim Jong-sik làm việc ở Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên (NADA). Tại đây, ông đă tháp tùng nhà lănh đạo Kim Jong-un đi qua pḥng điều hành nhiệm vụ trước thời điểm B́nh Nhưỡng thực hiện thành công một vụ phóng tên lửa vào tháng 2/2016.
Một bài viết của Reuters miêu tả Kim Jong-sik không xuất thân từ giới tinh hoa Triều Tiên, khác với hầu hết các quan chức cấp cao ở B́nh Nhưỡng. Ông cũng từng có thời gian học tập ở Nga giống Ri Pyong-chol.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Ri Pyong-chol (thứ hai bên trái), Kim Jong-sik (giữa) và Jang Chang-ha (thứ hai bên phải) tươi cười sau vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-12 ngày 14/5. Ảnh: KCNA.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ngồi giữa), Ri Pyong-chol (thứ hai từ trái sang), Kim Jong-sik (giữa, hàng sau) và Jang Chang-ha (thứ hai từ phải sang) tươi cười sau vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-12 ngày 14/5. Ảnh: KCNA.
Quyết định của Bộ Tài chính Mỹ được đưa ra sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liệt Ri và Kim vào danh sách 16 cá nhân Triều Tiên bị trừng phạt. Trong số đó, chỉ có Ri và Kim là liên quan trực tiếp tới chương tŕnh phát triển hạt nhân, tên lửa. Những người c̣n lại đều được mô tả là các đại diện ngân hàng.
Ngoài Kim Jong-sik và Ri Pyong-chol, c̣n một gương mặt khác cũng giữ vai tṛ quan trọng trong chương tŕnh tên lửa Triều Tiên nhưng ít được biết đến nhất. Người này là Jang Chang-ha. Họ tạo thành "bộ ba tên lửa" đầy quyền lực, theo New York Times.
Jang Chang-ha giữ chức Chủ tịch Viện Khoa học Quốc pḥng Quốc gia Triều Tiên, cơ quan phụ trách nghiên cứu và phát triển các hệ thống vũ khí tân tiến, "bao gồm tên lửa và có thể cả vũ khí hạt nhân", Bộ Tài chính Mỹ cho biết vào năm 2010, khi quyết định liệt tổ chức này vào danh sách đen.
Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc cơ quan này thu mua công nghệ, thiết bị và thông tin từ nước ngoài để sử dụng cho các chương tŕnh vũ khí. Jang Chang-ha bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách đen vào tháng 12/2016.
Nhận xét về "bộ ba tên lửa" Ri - Kim - Jang, Madden cho rằng "đây chính là những gương mặt đưa chương tŕnh tên lửa Triều Tiên tiến vào thế kỷ 21".