Giai thoại về một câu chuyện kỳ lạ phát sinh trong huyệt mộ của hoàng đế Trung Quốc. Không ai dám bén mảng hay xâm phạm nơi đây v́ sợ sau giai thoại phía sau nắp quan tài tự mở. Đây cũng là lư do nơi đây không trở thành mục tiêu của mộ tặc.
Cách đây không lâu, giới khảo cổ Trung Quốc không khỏi chấn động khi ngôi mộ của Hải Hôn Hầu được phát hiện tại Nam Xương. Mộ huyệt này trân kỳ dị bảo vô số, được giới chuyên gia đánh giá là "ngôi mộ đế vương cổ đại bảo tồn nguyên trạng nhất trong lịch sử".
Điều kỳ lạ nằm ở chỗ, nơi an nghỉ của Hải Hôn Hầu có niên đại từ thời nhà Hán. Vào thời bấy giờ mộ tặc hoành hành khắp nơi, lăng mộ hoàng gia cứ phát hiện được 10 th́ có tới 9 mộ rỗng.
Quần thể lăng mộ đồ sộ của hoàng đế tại vị chưa đầy một tháng
Vào năm 2016, trong cuộc họp bảo tổ chức tại Nam Xương (Giang Tây, Trung Quốc), các nhà khảo cổ học đă chính thức xác nhận tổ hợp mộ t́m thấy tại đây chính là mộ của Hải Hôn Hầu Lưu Hạ - cháu trai Hán Vũ Đế.
Sử cũ ghi lại, Hán Vũ Đế là Hoàng đế thứ 7 đời nhà Hán, cai trị trong 54 năm, được đánh giá là một vị minh quân với nhiều công trạng nổi bật. Sau này, Hán Vũ Đế truyền ngôi cho con trai là Hán Chiêu Đế.
Nhưng vị Hoàng đế này không may đoản mệnh, qua đời ở tuổi 21. Quần thần buộc phải lập cháu trai của Hán Vũ Đế là Lưu Hạ lên ngôi. Ông trở thành vị Hoàng đế thứ 9 trong lịch sử Hán triều.
Tiếc thay Lưu Hạ sa đọa nữ sắc, sao nhăng triều chính nên chỉ tại vị được 27 ngày đă bị quần thần phế truất. Sau khi bị truất ngôi, ông bị giáng xuống làm Áp Hầu vùng Hải Hôn, sử cũ gọi là Hải Hôn Hầu.
Hải Hôn Hầu qua đời năm 59 TCN ở tuổi 33. V́ thời gian tại vị quá ngắn ngủi, lại không lập được công trạng nên ông rất ít khi được nhắc đến với tư cách là Hoàng đế nhà Hán. (Ảnh: Nguồn Baike).
Vào năm 2011, các nhà khảo cổ học đă phát hiện một tổ hợp mộ gồm 8 ngôi với tổng diện tích lên tới 40.000 mét vuông ở Nam Xương. Trong đó, ngôi mộ chính có quan tài chứa hài cốt của Hải Hôn Hầu kèm theo con dấu bằng ngọc màu trắng khắc chữ "Lưu Hạ".
Tổ hợp mộ của Hải Hôn Hầu được tiến hành khai quật trong 5 năm (từ 2011 đến 2015). Giới chuyên gia đánh giá đây là quần thể mộ hoàn chỉnh được bảo tồn tốt nhất từng được phát hiện tính tới thời điểm đó.
Không chỉ vậy, đây c̣n là ngôi mộ có kết cấu hoàn chỉnh nhất và sở hữu hệ thống cúng tế quy mô, đồ sộ nhất mà Trung Quốc từng khai quật.
Trong cổ mộ 2000 tuổi của Hải Hôn Hầu, các nhà khảo cổ đă t́m thấy nhiều cổ vật giá trị, đặc biệt là một lượng vàng rất lớn được đúc thành những đồng xu khổng lồ.
Cụ thể, số tiền vàng thu được trong cổ mộ lên tới 285 chiếc. Đây là lượng vàng nhiều nhất được phát hiện trong tất cả các lăng mộ thời Hán từng được khai quật. Những đồng xu vàng này có kích thước tương đương một chiếc bánh quy với cân nặng mỗi chiếc là 250gr.
Bên cạnh đó, nơi an nghỉ của Lưu Hạ c̣n cất giữ hàng chục ngh́n món đồ bằng vàng, đồng, sắt, ngọc bích cùng nhiều cổ vật giá trị khác.
Lượng cổ vật quư giá phát hiện trong mộ Hải Hôn Hầu từng gây chấn động giới khảo cổ Trung Quốc trong một thời gian dài. (Ảnh: Nguồn Tân Hoa Xă).
Từng ở ngôi vị cửu ngũ chí tôn, sau đó lại bị giáng thành thứ dân, rồi lại được phong hầu, có thể nói cuộc đời của Hải Hôn Hầu Lưu Hạ tuy ngắn ngủi nhưng gặp rất nhiều trắc trở.
Nếu quần thể lăng mộ ở Nam Xương không được phát hiện, có lẽ cuộc đời ông và nhiều bí mật vương triều đă măi được chôn sâu trong ḷng đất.
Câu chuyện hăi hùng trong mộ Hải Hôn Hầu khiến mộ tặc không dám xâm phạm
Nói về lăng mộ nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc của Hải Hôn Hầu, người dân Nam Xương vẫn truyền tai nhau một giai thoại.
Chuyện kể rằng, năm xưa nơi đây có một kẻ trộm mộ khét tiếng tên là Lưu Di. Họ Lưu này trời sinh thông minh, mưu trí, lại có "thân thủ" tốt, từng xâm nhập không ít ngôi mộ đế vương, châu báu nắm trong tay cũng nhiều không kể xiết.
Có lần, Lưu Di ḍ la được tung tích huyệt mộ của Hải Hôn Hầu, liền bày kế lẻn vào lấy trộm. Đêm hôm đó, Lưu Di bí mật đào một đường hầm xâm nhập huyệt mộ.
Nơi an nghỉ của Hải Hôn Hầu là một quần thể mộ huyệt thời nhà Hán gồm 8 phần mộ an táng Lưu Hạ và gia quyến. (Ảnh: Nguồn Chinanews.com).
Khi đào sâu vào bên trong, hắn phát hiện ra cửa vào có đề "Kim Sơn đại động". Mừng thầm v́ nghĩ lần này vớ bẫm, Lưu Di tiếp tục tiến vào bên trong huyệt mộ.
Sau khi đào thêm khoảng trăm thước, họ Lưu này bất ngờ vấp phải một cửa đá. Biết là đă đến mộ chính, Lưu Di liền ḍ la xung quanh và không khỏi mừng rỡ khi phát hiện nhiều của cải châu báu.
Nhưng với kinh nghiệm "hành nghề" lâu năm, hắn hiểu rơ hơn ai hết trân kỳ dị bảo c̣n nằm ở phía sâu bên trong.
Bước qua cánh cửa đá, Lưu Di phát hiện phía trước là một gian pḥng, giữa pḥng có một quan quách lớn. Tin rằng người nằm trong đó là chủ nhân ngôi mộ, họ Lưu liền t́m cách mở nắp quan quách ḥng t́m báu vật.
Nhưng vừa chạm vào quan quách, hắn bỗng ngay thấy một tiếng vang thật lớn, nắp của quan quách cũng tự động bật tung ngay sau đó.
Trong bóng tối, Lưu Di cảm thấy nhiệt độ trong mộ đột ngột hạ xuống. Biết đă đụng đến "thứ chẳng lành", họ Lưu chỉ biết chắp tay cầu nguyện tai qua nạn khỏi.
Đúng lúc này, trong không gian đó chỉ có một tên trộm mộ và một thi thể, Lưu Di bất ngờ nghe thấy giọng nói. Hắn tin rằng chủ nhân của giọng nói chính là thi thể kia.
Giọng nói kia thừa nhận ḿnh chính là chủ nhân ngôi mộ - Hải Hôn Hầu Lưu Hạ, năm xưa từng tại vị làm Hoàng đế, nhưng v́ ch́m đắm sắc dục, sao nhăng chính sự mà bị quần thần phế bỏ.
Giọng nói tự xưng "Lưu Hạ" kể rằng khi c̣n sống mắc nhiều sai lầm, nên hồn c̣n một phách chưa rời thân thể, lưu lại nơi đây để bảo vệ phần mộ của ḿnh. Chính v́ vậy mà những kẻ xâm nhập trước đó hoặc bị dọa chạy mất, hoặc mang họa sát thân.
Sau đó, tiếng nói từ trong bóng tối kia hướng Lưu Di mà ra lệnh:
"Ngươi hành nghề trộm mộ, ắt có quen biết nhiều kẻ cùng làm nghề này. Hôm nay nếu muốn sống mà rời khỏi, ngươi phải đồng ư với ta sau khi ra ngoài sẽ cảnh báo cho tất cả những tên mộ tặc khác không được phép xâm phạm nơi an nghỉ của Hải Hôn Hầu ta.
Ta cho ngươi hạn định 10 năm. Mười năm sau, khi một phách này rời khỏi thi thể, toàn bộ châu báu nơi đây sẽ thuộc về ngươi. Nếu không, những kẻ tới đây ắt sẽ chết, mà ngươi cũng đừng mong toàn mạng".
Lưu Di nào dám trái lời, vội vàng khấu tạ rồi rời đi. Sau khi trở về, hắn truyền lại câu chuyện hăi hùng này cho toàn giới mộ tặc. Kể từ đó trở đi, không ai dám xâm phạm tới ngôi mộ của Hải Hôn Hầu.
Mặc dù đây chỉ là câu chuyện dân chúng Nam Xương truyền tai nhau trong lúc "trà dư tửu hậu" nhưng đáp án cho câu hỏi điều ǵ đă khiến ngôi mộ của Hải Hôn Hầu vẫn được bảo tồn nguyên trạng sau hàng thế kỷ vẫn đang chờ lời giải đáp từ hậu thế.