Tưởng chừng như Mỹ đang đứng vững ở cường quốc số 1 thế giới về mọi mặt. Thế nhưng theo dự đoán trong Báo cáo mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) th́ Trung Quốc được sẽ vượt Mỹ và trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2032.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (Ảnh: AFP)
Cũng trong báo cáo này, các nền kinh tế lớn tại châu Á sẽ tiếp tục phát triển từ năm 2018 và sẽ dần vươn lên các vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Năm 2018, CEBR dự báo Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và vượt Anh, Pháp, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Sau đó tới năm 2027, nền kinh tế Ấn Độ tiếp tục vươn lên vị trí thứ 3, vượt Đức, Nhật Bản và chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc.
Tới năm 2032, 3 trong số 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thuộc về khu vực châu Á, trong đó đáng chú ư nhất là Trung Quốc với vị trí số 1. Mỹ có thể sẽ phải nhường “ngôi vương” cho Trung Quốc trong năm này, nhưng vẫn xếp trên Ấn Độ và Nhật Bản.
Cũng trong năm 2032, Hàn Quốc và Indonesia sẽ lọt top 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới, thay thế vị trí của Italy và Canada trong nhóm 7 nền kinh tế lớn (G7).
Bảng xếp hạng cho thấy sự thay đổi về thứ tự của các nền kinh tế lớn nhất thế giới từ nay tới năm 2032 (Ảnh: Bloomberg)
Đối với trường hợp của Nga, nước này được cho là dễ bị tổn thương trước các biến động của giá dầu thế giới do phụ thuộc quá lớn vào ngành năng lượng. CEBR dự báo nền kinh tế Nga sẽ tụt xuống vị trí thứ 17 trên bảng xếp hàng năm 2032, tức hạ 6 bậc so với thời điểm hiện nay.
“Xu hướng thú vị đang nổi lên đó là tới năm 2032, 5 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ nằm ở châu Á, trong khi các nền kinh tế châu Âu bị tụt hạng c̣n Mỹ mất vị trí dẫn dầu”, nhà kinh tế học kiêm đồng tác giả báo cáo của CEBR Oliver Kolodseike cho biết.
Cũng theo chuyên gia Oliver, “công nghệ và đô thị hóa sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần thay đổi nền kinh tế thế giới trong 15 năm tới”.
Therealtz © VietBF