Ở Nga có hồ tử thần tên gọi là Hồ Karachay. Đây là hồ ô nhiễm phóng xạ nhất thế giới, khu vực này từng là nơi chứa rác thải hạt nhân. Nó độc đến mức người đứng trên hồ cũng có thể thiệt mạng.
Hồ Karachay chắc chắn không phải là nơi để nghỉ ngơi hay tắm nắng, bởi vào những năm 1990, chỉ cần đứng trên bờ hồ trong 1 tiếng đồng hồ, người ta có thể bị phơi nhiễm lượng phóng xạ lên đến 600 roentgen – lượng phơi nhiễm này đủ để khiến người khỏe mạnh thiệt mạng.
Hồ nước ô nhiễm phóng xạ nặng nhất thế giới này nằm ở vùng Chelyabinsk, phía nam dăy Ural và được phát hiện từ thế kỷ 18. Đôi khi hồ nước này bị cạn kiệt và biến mất khi nguồn nước đổ vào hồ không đủ.
Từ năm 1951, Hiệp hội Sản xuất Mayak, một trong những cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực hạt nhân lớn nhất Liên Xô, bắt đầu xả rác thải phóng xạ ra khu vực hồ Karachay, Khi ấy, hồ Karachay được đổi tên thành hồ chứa rác tải V-9.
Trong nhiều năm, các loại phóng xạ được thải trực tiếp vào hồ Karachay, hồ này có diện tích nhỏ hơn 260 hecta. Dưới đáy hồ với độ sâu 3,4 m là hàng lớp chất thải với nồng độ phóng xạ cao.
Đợt hạn hán xảy ra vào những năm 1960 làm hồ bị cạn kiệt một phần, các loại chất phóng xạ Caesium-137 và Strontium-90 lộ ra. Gió mạnh khiến các chất phóng xạ này phát tán trong khu vực rộng tới 2.700 km vuông và khiến hàng ngàn người bị đe dọa tính mạng.
Điều này buộc các nhà chức trách phải hành động và đưa ra quyết định niêm phong hồ Karachay và biến hồ thành “cỗ quan tài” được làm từ các khối đá tổng hợp và các khối bê tông cực lớn. Quá tŕnh niêm phong hồ Karachay diễn ra trong hơn 40 năm và mới chỉ hoàn thành vào ngày 26/11/2015.
Mức độ ô nhiễm phóng xạ của hồ Karachay c̣n cao hơn 2 lần so với Chernobyl, nơi từng xảy ra thảm họa sự cố nhà máy điện hạt nhân vào năm 1986. Lượng chất thải phóng xạ tích lũy trong hồ mỗi năm phát ra lượng phóng xạ lên đến 120 triệu curie.
Việc xử lư ô nhiễm phóng xạ tại hồ Karachay có thể kéo dài hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm. Các nhà nghiên cứu cho biết việc giữ nguyên các chất phóng xạ ở hồ này an toàn hơn so với việc cố gắng chuyển chúng đi chỗ khác.
Dù vậy điều này không có nghĩa là công việc của các chuyên gia phóng xạ kết thúc. Theo Yuri Mokrov, cố vấn của Tổng giám đốc Hiệp hội Sản xuất Mayak nhận định rằng không nước nào ngoại trừ Nga có đủ kinh nghiệm để duy tŕ an toàn cho khu vực nguy hiểm như hồ chứa V-9, đó là lư do hồ này sẽ tiếp tục được theo dơi liên tục và toàn diện trong nhiều năm tới.
Các phương pháp truyền thống bao gồm theo dơi mật độ bức xạ gamma, cường độ trong không khí và mật độ các đồng vị phóng xạ thoát ra từ hồ chứa chất thải. Bên cạnh đó, các nhà khoa học c̣n phải giám sát chuyển động của mặt đất trong các mùa khác nhau.
Các lớp đá vôi và đất khác sẽ được đổ vào hồ, trong tươg lai khu vực này sẽ được bao phủ bởi cỏ và cây bụi. Các loại cây lớn sẽ không được trồng tại đây do rễ của chúng có thể làm hư hại các khối bê tông bảo vệ.
Các nhà khoa học cho biết dù họ vẫn phải tiếp tục duy tŕ công việc giám sát hồ Karachay, song khu vực này hiện tại tương đối an toàn – những trận cuồng phong cũng không thể phát tán được các chất phóng xạ có trong hồ.