Trước đây Thổ Nhĩ Kỳ luôn đối địch với chính quyền của Tổng thống Assad. Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận chnhs phủ Syria. Nhưng đến nay Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ thay đổi thái độ.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định không c̣n thấy chế độ Syria là mối đe dọa nữa, song nhấn mạnh rằng họ phản đối kịch liệt đảng Công nhân người Kurd tham gia quyết định các vấn đề tại Syria.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu
Mới đây, phát biểu trên kênh truyền h́nh NTV, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định, Ankara không tin "chế độ Syria" là mối đe dọa đối với nước này.
Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cho biết: "Trường hợp đó đă từng xảy ra khi họ bắn rơi máy bay của chúng tôi, nhưng bây giờ th́ không c̣n nữa".
Ông nói thêm rằng mối nguy hiểm có thể đến từ đảng "Liên minh Dân chủ" người Kurd tại Syria (PYD) vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố, và Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ lưu ư: "Nếu phía chúng tôi có chiến dịch nào, th́ chúng tôi sẽ điều phối trước các thông số với các đồng minh của ḿnh, mà trước tiên là Nga".
Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn phản đối người Kurd tham gia vào việc giải quyết các vấn đề tại Syria và đă chuyển cho Nga danh sách các nhóm mà nước này sẵn sàng cộng tác.
Ông Cavusoglu nói: "Ở Syria có nhiều nhóm người Kurd khác nhau. Chúng tôi đang tiếp xúc với họ. Chúng tôi không chống lại người Kurd, ngược lại, chúng tôi rất gần gũi với họ. Nhưng điều đó không áp dụng đối với những kẻ khủng bố. Chúng tôi đă đề cập với Nga về điều này. Iran cũng phản đối Đơn vị Tự vệ Nhân dân (YPG), mà như mọi người đều rơ YPG và PKK đều là một mà thôi".
Ông nói thêm rằng Moscow không hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Ankara về vấn đề này, nhưng họ tôn trọng điều đó.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đă lên tiếng phản đối YPG tham gia trong Đại hội đối thoại dân tộc Syria. Sự kiện này dự kiến sẽ được tổ chức tại Sochi vào đầu năm 2018. Những người tham gia sẽ thảo luận về cơ cấu nhà nước, hiến pháp, tiến hành các cuộc bầu cử dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.
Đại hội đối thoại dân tộc Syria được coi là bước đánh dấu những nỗ lực của Nga nhằm thúc đẩy một giải pháp chính trị chấm dứt cuộc chiến kéo dài 6 năm qua ở Syria. Đây cũng là lần đầu tiên các nhóm đối lập chính trị Syria nhất trí được về việc thành lập một phái đoàn tới tham gia đàm phán.
Ngày 11/12, Tổng thống Vladimir Putin đă hội đàm với nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và ghi nhận đóng góp tích cực của Ankara trong việc tăng cường ngừng bắn tại Syria và "tăng sự tin tưởng giữa các bên".