Bạn hãy nhanh đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra nếu có những dấu hiệu sau. Dấu hiều của ung thư đại tràng thưỡng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bạn cũng cần biết rằng ung thư đại tràng là một trong những căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu.
Với tỉ lệ tử vong lên đến 70%, ung thư đại tràng là 1 trong 4 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%.
Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả? Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh.
Ung thư đại tràng là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và gây tử vong hàng đầu
Rối loạn tiêu hóa
Khi bị ung thư đại tràng, chức năng hoạt động của cơ quan này sẽ bị suy giảm dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện cụ thể là người bệnh đi ngoài táo lỏng xen kẽ, lúc thì bị táo bón, có lúc lại bị tiêu chảy kéo dài. Kèm theo đó là các hiện tượng như đau tức bụng, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu.
Ăn không tiêu, mất cảm giác ngon miệng
Đây là các triệu chứng thường gặp khi mắc các căn bệnh tiêu hóa, người bệnh ung thư đại tràng cũng có thể gặp phải triệu chứng này. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn gây sụt cân, mất sức. Trong trường hợp được nghỉ ngơi đầy đủ hoặc được tăng cường tẩm bổ mà vẫn không cải thiện được tình trạng trên thì người bệnh nên nghĩ ngay tới căn bệnh ung thư đại tràng.
Đi ngoài ra phân có máu tươi
Rất nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư đại tràng sau khi đi ngoài ra máu tươi. Trong trường hợp này phân của bệnh nhân thường có lẫn máu đỏ tươi, máu xuất hiện nhỏ giọt hoặc dính phía bên ngoài phân. Loại trừ trường hợp mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hay xuất huyết tiêu hóa dưới thì bệnh nhân cần thận trọng với bệnh ung thư đại tràng khi gặp phải các triệu chứng này.
Đại tiện ra phân đen
Bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra phân có máu tươi thì người bệnh cũng nên chú ý theo dõi sức khỏe nếu đi ngoài ra phân có màu đen, đặc biệt là khi trong thời gian này người bệnh không ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu sậm như rau dền, tiết canh, thịt màu đỏ...
Hình thái phân mỏng hơn so với bình thường
Khối u ác tính phát triển to trong đại tràng có thể gây chén ép vào lòng đại tràng khiến kích thước phân khi ra ngoài sẽ mỏng và hẹp hơn bình thường, có thể kích thước phân sẽ mỏng như chiếc bút. Do vậy khi phát hiện ra điều bất thường này thì người bệnh nên chú ý theo dõi thêm xem cơ thể có biểu hiện nào khác lạ nữa không.
Sút cân không rõ nguyên nhân
Nếu cân nặng của cơ thể liện tục bị sụt giảm mặc dù không trong quá trình tập luyện gắng sức hay ăn kiêng để giảm cân thì bạn cần thận trọng với các căn bệnh ung thư ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.
Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu
Nhiều người thường chủ quan bỏ qua khi trong người cảm thấy mệt mỏi. Khi bị ung thư người bệnh sẽ luôn có cảm giác này, ngay cả khi được nghỉ ngơi tẩm bổ sức khỏe vẫn bị suy kiệt theo sự phát triển của bệnh ung thư đại tràng.
Nguyên nhân chính xác nào dẫn đến ung thư đại tràng?
Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng, tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ sau:
Tuổi: Gần 9/10 trường hợp bị ung thư đại tràng thuộc độ tuổi từ 60 trở lên
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Trọng lượng: Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở những đối tượng thừa cân và béo phì
Tập thể dục: Không hoạt động, ít tập thể dục cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Uống rượu và uống thuốc: Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, những người có thói quen uống rượu và hút thuốc dễ bị ung thư đại tràng hơn bình thường.
Tiền sử gia đình: Ung thư đại tràng cũng có liên quan đến tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có những người có quan hệ họ hàng gần gũi (bố, mẹ, anh trai hay em gái) bị ung thư đại tràng, thì bạn cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên đi tầm soát ung thư định kỳ ở độ tuổi 50 trở ra.
Bên cạnh đó, ở một số người cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao do mắc viêm loét dạ dày mãn tính hoặc bệnh Crohn đại tràng kéo dài hơn 10 năm.
Các bác sĩ cho biết nên khám định kì hàng năm từ tuổi 40. Khi khám bác sĩ sẽ thăm trực tràng và làm xét nghiệm thử máu trong phân.
Từ 50 tuổi nên nội soi đại trực tràng. Nếu kết quả tốt, chỉ cần soi định kỳ mỗi 3 đến 5 năm một lần.