Mặc dù Liên Hợp Quốc đă ra lệnh trừng phạt hết lần này cho đến lần khác, Triều Tiên vẫn phát triển vũ khí hạt nhân. Giờ đây mọi người đă t́m ra nguồn tiền mà Triều Tiên có được. Đó là việc 49 nước “trái lệnh” Liên Hợp Quốc để hợp tác với Triều Tiên.
Điều này cho thấy thách thức mà ông Trump đang phải đối mặt khi ông đang cố gắng cô lập Triều Tiên khỏi thị trường thế giới nhằm buộc chính phủ nước này từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân của ḿnh.
Các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên không ngăn nước này tiếp tục chương tŕnh vũ khí hạt nhân của ḿnh.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế Mỹ nói rằng, đă có tổng cộng 49 quốc gia đă vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2017. Trong số này bao gồm đồng minh lâu năm của họ là Trung Quốc, cũng như Đức, Brazil, Ấn Độ và Pháp.
13 quốc gia bao gồm Angola, Cuba, Mozambique, Tanzania, Iran, Sri Lanka, Myanmar và Syria cũng được cho là đă hợp tác quân sự với Triều Tiên. “Trong một số trường hợp, một số quốc gia không dân chủ đă được huấn luyện quân sự tại Triều Tiên, cũng có quốc gia nhập khẩu vũ khí từ Triều Tiên, cũng như xuất khẩu khí tài quân sự cho nước này”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo này, Triều Tiên “thường hợp tác hoặc lợi dụng các quốc gia có hoạt động xuất khẩu yếu kém và kiểm soát tài chính của họ”. B́nh Nhưỡng cũng chủ động chọn các quốc gia có tỉ lệ tham nhũng cao để thực hiện hoạt động của ḿnh.
Phần lớn trong số 49 quốc gia được nêu đă vi phạm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên bằng những h́nh thức khác như cho phép các công ty của Triều Tiên hoạt động hoặc nhập khẩu các mặt hàng bị cấm từ Triều Tiên. 20 quốc gia cũng được cho là đă giúp các tàu chở hàng đến và đi khỏi Triều Tiên một cách thuận tiện bằng cách che giấu nguồn gốc của ḿnh.
Một số quốc gia gần đây đă hứa sẽ ngừng mọi giao dịch và các hoạt động thương mại với Triều Tiên, trong đó Ấn Độ và Singapore đều tuyên bố sẽ cấm thông thương với B́nh Nhưỡng.
Các chuyên gia đang nghi ngờ về tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt đối với việc cản trở chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên. Song báo cáo trên cho biết sức ép từ cộng đồng quốc tế vẫn có vai tṛ rất quan trọng.
“Mỹ và Châu Âu nên thúc ép tất cả các quốc gia hợp tác thương mại và quân sự với Triều Tiên hăy ngừng những ǵ họ đang làm, và nếu cần có thể áp đặt lệnh cấm vận đối với các quốc gia này”, báo cáo kết luận.