Trong khi Mỹ và Liên Hợp quốc áp lên Triều Tiên nhằm cô lập nước này giã từ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân thì dường như Nga lại làm điều ngược lại. Tất nhiên là phải đi đêm rồi. Theo thông tin từ một trang tin có trụ sở ở Nhật Bản cho biết giá nhiên liệu ở Triều Tiên đã hạ nhiệt trong tháng qua dường như do Bình Nhưỡng đã nhập khẩu dầu thô từ Nga.
Một tàu chở hàng Triều Tiên (Ảnh: NBC News)
Trang tin Asia Press International có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản cho rằng Nga đã đi ngược lại nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc khi xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên, giúp bình ổn giá nhiên liệu ở Bình Nhưỡng trong tháng 11 vừa qua.
Bài báo cho biết, giá dầu diesel ở Triều Tiên đã giảm 60%, giá xăng giảm 25% bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và LHQ nhằm cô lập hoàn toàn Triều Tiên và cắt bỏ nguồn cung cấp dầu cho nước này.
Asia Press International cho biết, Triều Tiên dường như đã nhập khẩu dầu thô từ Nga, qua thành phố Ryanggang, giáp biên giới Trung Quốc. Rất khó để xác nhận thông tin từ một quốc gia “kín tiếng” như Triều Tiên, tuy nhiên trong lịch sử Nga và Trung Quốc là đối tác giao thương chính với Bình Nhưỡng.
Chuyên gia về Triều Tiên Lisa Collins thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chia sẻ với Newsweek rằng, có rất nhiều kênh giao thương giữa Triều Tiên và Nga cũng như Trung Quốc. Có một vài kênh hợp pháp và một vài kênh bất hợp pháp. Bà Collins cho rằng Nga dường như đã nhiều lần âm thầm giúp đỡ Triều Tiên.
Hồi tháng 9, sau lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và Mỹ hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu vào Triều Tiên, giá nhiên liệu ở Bình Nhưỡng được cho là tăng phi mã. Vào thời điểm đó, Reuters và Washington Post từng cáo buộc Nga hỗ trợ Bình Nhưỡng vượt qua lệnh trừng phạt bằng cách cung cấp dầu thô cho nước này.
Theo chuyên gia James Brown thuộc Đại học Temple (Mỹ), việc Nga cung cấp dầu thô cho Bình Nhưỡng không phải là điều bí mật và Nga không hề giấu giếm chiến lược của riêng mình với vấn đề Triều Tiên. Trước giờ, Nga vẫn không đồng tình với chiến lược "gây sức ép tối đa” mà Mỹ áp dụng với Triều Tiên. Moscow cho rằng chính điều này đã châm ngòi khiến Triều Tiên tăng tốc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Theo ông Brown, Nga luôn theo đuổi quan điểm giải quyết căng thẳng thông qua hòa bình và đối thoại.
Vào ngày 5/12, truyền thông Nga tuyên bố điện Kremlin đã sẵn sàng nhận vai trò ngăn chặn Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân.
VietBF © sưu tập