VBF-Một người gốc Việt làm chủ tại cửa hàng tạp hóa "Zero Waste" đầu tiên tại Canada. Theo đó cần bảo vệ môi trường nên không thải rác, nhất là những túi đựng đồ. Người mua phải đem hũ hoặc đồ đựng tới đây để đựng đồ đem về.
Người mua mang theo bịch và lọ để đựng hàng tại một tiệm Zero Waste Market ở Vancouver năm 2016. (Zero Waste Market)
CANADA - Một cửa hàng tạp hóa không-rác thường trực (permanent zero-waste). Đây là một tiệm đầu tiên ở thành phố Vancouver, nơi cũng từng có các tiệm gần tương tự nhưng không vĩnh viẽn.
Tiệm Soap Dispensary nằm trên đường Main St. tuy đã hoạt động trong sáu năm nay, nhưng đến nay tiệm mới đi sâu vào việc mua sắm đồ tạp hóa không có bao bì.
Trương Linh nói rằng thực phẩm tại cửa hàng của cô không có bao bì dùng một lần rồi bỏ, vì vậy người ta có thể mang những thứ đồ đựng và hũ lọ của họ tới tiệm để mang hàng về nhà.
Trương Linh nói, “Càng ngày càng có thêm nhiều người biết vấn đề ô nhiễm môi sinh do đồ nhựa thải ra biển gây ra. Càng ngày càng có nhiều người muốn có một phương pháp bền vững để mua sắm. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tiếp tục phát triển.”
Tiệm không rác của người Việt Nam tại Vancouver. (Global BC)
Thành phố đã có một vài cửa hàng không rác tạm thời, nhưng tiệm của cô Trương Linh là cửa hàng thường trực đầu tiên.
“Chúng tôi thực sự hy vọng rằng thành phố sẽ có một số hành động thực sự đối với rác thải. Lý do là vì từ những cuộc nghiên cứu của họ, bạn có thể thấy mức độ chúng tôi xả rác, và khối lượng chất thải dạng rắn không cần thiết mà chúng tôi đang tạo ra, thật là khá khủng khiếp.”
Thành phố Vancouver có mục tiêu là giảm một nửa trong khối lượng rác thải chất rắn được đưa vào bãi chôn lấp hoặc lò thiêu, so với những mức độ trong năm 2008.
Cửa hàng tạp hóa thường trực không rác đầu tiên của Canada được mở trên đảo Salt Spring Island trong tháng Chín năm 2016.