Mới đây Nhật Bản đă chính thức đầu từ khoảng 10 triệu USD để cùng Mỹ hồi sinh lại dịch vụ máy bay siêu thanh đă bị lăng quên từ lâu. Theo đó nếu thành công th́ chiếc máy bay này sẽ rút ngắn rất nhiều lần thời gian di chuyển cho hành khách. Sở dĩ trước đây dịch vụ này bị lăng quên là do kinh tế suy thoái...Theo Bloomberg, công ty có trụ sở ở Denver (Mỹ) đang nỗ lực khôi phục các chuyến bay siêu nhanh đă đi vào dĩ văng từ cách đây hơn một thập niên cùng thương hiệu Concorde.
JAL cũng đồng ư lựa chọn mua đến 20 tàu bay từ Boom. Hăng hàng không châu Á là công ty thứ nh́ công khai ư định mua máy bay siêu thanh của Boom, sau hăng Virgin Atlantic của tỉ phú Richard Branson.
Ư tưởng của Boom là xây dựng một chiếc máy bay 45 - 55 chỗ ngồi, bay với tốc độ 2.335 km/giờ, đưa hành khách đi từ New York đến London trong ba tiếng. Concorde từng được hăng British Airways và Air France sử dụng có tốc độ gấp đôi vận tốc âm thanh, song về hưu từ năm 2003 sau gần ba thập niên hoạt động v́ bị hành khách quay lưng. Khi đó, máy bay siêu thanh bị thờ ơ v́ nền kinh tế lao dốc và chi phí bảo tŕ lên cao.
JAL cũng sẽ cung cấp kiến thức và kinh nghiệm của hăng với tư cách là một hăng bay để hỗ trợ Boom trong việc phát triển. Máy bay siêu thanh dự kiến bắt đầu đi vào phục vụ từ giữa thập niên 2020, có tầm bay 8.334 km, gần bằng khoảng cách từ Bắc Kinh đến London.
Boom cam kết thực hiện 75 chiếc máy bay và nhiều khách hàng đă trả tiền cọc, CEO Boom Blake Scholl nói tại Triển lăm Hàng không Paris hồi tháng 6. Tổng cộng, đă có 5 hăng bay đặt hàng máy bay siêu thanh. Công ty cho biết chặng bay San Francisco - Tokyo kéo dài 5,5 tiếng. Công ty đă có thỏa thuận với Spaceship Co., công ty sản xuất cũng thuộc sở hữu của tỉ phú Branson, để sử dụng công nghệ, thiết kế và dịch vụ hỗ trợ kiểm tra chuyến bay của hăng này.
Từ năm 1976 đến năm 2003, hành khách rủng rỉnh tiền có thể chọn bay máy bay Concorde ở Đại Tây Dương. Song không lâu sau đó, chi phí cao cùng khuyết điểm ồn ào giết chết loại máy bay này. NASA, Lockheed Martin, General Electric và nhiều startup, trong đó có Boom, giờ đây nỗ lực hồi sinh máy bay siêu thanh thương mại. Tháng vừa qua, Boom tuyển Bill James, cựu giám đốc Airbus, người lănh đạo thiết kế mẫu Airbus A380, để điều hành hoạt động sản xuất.
|