VBF-Thực sự khó tin khi nhìn con tôm hùm này. Có hình của Pepsi đã như được xăm vào nó. Đây là việc họ muốn cảnh báo không nên thải lượng rác xuống đáy biển.
Càng tôm có in hình nhãn hiệu lon Pepsi. (The Guardian)
Sự quan tâm về nạn rác thải vương vãi trên các đại dương khắp thế giới đang được chú ý hơn, sau khi một thủy thủ đoàn đánh cá từ Canada tìm thấy một con tôm hùm với nhãn hiệu của hãng nước ngọt Pepsi hai màu xanh lam và đỏ được in trên càng con tôm.
Bị đánh bắt trong vùng biển ngoài khơi Grand Manan, New Brunswick, con tôm hùm đó đã bị chất vào một cái thùng để bị buộc dây kẹp càng. Đó là lúc bà Karissa Lindstrand tình cờ thấy càng tôm hùm có màu sắc giống nhãn hiệu Pepsi
Bà Lindstrand thường uống tới 12 lon Pepsi mỗi ngày, nên bà nhanh chóng nhận ra màu sắc trên càng tôm giống y chang nhãn hiệu nước ngọt.
Khi được nhìn gần hơn, vết đó có vẻ giống một hình xăm trên càng. “Trông như thể đó là một hình in ngay trên càng tôm hùm,” bà nói với báo The Guardian.
Cả bà Lindstrand lẫn các thủy thủ khác đều chưa từng nhìn thấy một gì khác giống như vậy. Hơn một tuần sau khi tôm Pepsi được khám phá, một cuộc tranh luận diễn ra, về việc làm sao càng tôm lại có hình ảnh Pepsi.
Một số người tin rằng con tôm hùm có thể đã lớn lên quanh một cái lon Pepsi chìm xuống đáy biển. Những người khác lại suy đoán rằng một phần của một thùng Pepsi bằng cách nào đó dính vào càng tôm hùm.
Bà Lindstrand không tin những cách giải thích nói trên. Bà nói rằng hình ảnh trên chiếc càng đã được phóng đại để xem kỹ, cho thấy nó không thể phát xuất từ một lon pepsi. Và hình ảnh trên một thùng giấy Pepsi thì lại quá lớn so với nhãn hiệu bà thấy trên càng tôm.
Logo đó trông giống như thể phát xuất từ một tấm hình được in ngay lên càng, nhưng giấy sẽ bị hư hại trong đại dương. Bà nói, “Tôi vẫn đang tìm hiểu nó là cái gì.”
Việc phát hiện này xảy ra trong khi nhân loại càng ngày càng lo ngại về khối lượng rác rưởi tích tụ trong các đại dương trên thế giới. Khoảng từ 5 đến 13 triệu tấn nhựa rơi vào các đại dương của thế giới mỗi năm, và được ăn bởi chim biển, cá và những sinh vật khác. Điều này khiến cho bà Dame Ellen MacArthur phải báo động rằng đến năm 2050, biển có thể có nhựa nhiều hơn cá, tính theo trọng lượng. Bà Ellen từng phá kỷ lục thế giới về du hành bằng thuyền buồm.
Gần đây các nhà nghiên cứu ghi nhận gần 38 triệu mảnh nhựa, nặng gần 18 tấn, trôi dạt ở một trong những nơi xa xôi nhất thế giới: một đảo san hô không có người ở trên miền đông Nam Thái Bình Dương.
Các khoa học gia đã tìm thấy hàng trăm con cua bơi quanh về phía những chỗ ở tạm làm bằng nắp chai và lọ mỹ phẩm. Thậm chí có một con cua chui vào bên trong đầu một con búp bê để làm nhà ở.
Không lâu sau đó, một đoàn thám hiểm để ý thấy rằng những bãi biển Nam Cực xa xôi đã bị nhựa làm cho ô nhiễm nặng nề, nối kết vụ phát hiện này với nhựa trôi dạt lên phía Bắc tới Đại Tây Dương từ Âu Châu và Bắc Mỹ Châu.
Đối với bà Lindstrand, com tôm hùm mang hình in của Pepsi gợi ý cho thấy mức độ rác rưởi trôi ra đại dương. Bà nói, “Chúng ta thường không thấy rác trôi nổi xung quanh khi chúng ta ở ngoài khơi. Nhưng khi vào bờ tôi nhìn thấy nhiều thứ bị cuốn trôi lên bãi biển hoặc hông vách đá."
Sau khi bắt gặp con tôm hùm, bà chụp một tấm ảnh trước khi đặt con tôm với hình ảnh Pepsi vào một cái thùng với những con tôm hùm khác để đem bán.
Viên thuyền trưởng đã đem tôm hùm này cùng với một tôm hùm quý hiếm có vỏ trong suốt được tìm thấy ra trưng bày tại một nhà hàng, để bán cho người khác. Giờ đây ông muốn tìm người đã mua tôm Pepsi để liên lạc với hy vọng mua lại con tôm hùm lạ này.