Cùng với việc bắt tay với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên th́ TQ dường như đă dành được 100% sự tin tưởng của ông Trump. Thế nhưng chuyến thăm Triều Tiên của TQ vừa qua đă không mang lại điều ǵ khi ngay sau đó họ tiến hành thử tên lửa. Điều này đă khiến ông Trump nhận ra rằng ông đă đặt niềm tin vào nhầm người TQ.
Kết quả chuyến đi Triều Tiên của phái viên Trung Quốc
Sau vụ Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 ngày 29/11 vừa qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đă lên Twitter b́nh luận: "Phái viên của Trung Quốc, người vừa trở về từ Triều Tiên, dường như không có ảnh hưởng đối với 'Người tên lửa bé nhỏ' (chỉ lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un)."
Trước đó, ông Trump từng đánh giá chuyến đi này là "sự phối hợp của Trung Quốc trong vấn đề gây sức ép với Triều Tiên".
Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên những năm qua không có dấu hiệu cải thiện, trái lại ngày càng lạnh giá. Sau khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 25/10 vừa qua, ông Tống Đào được cử làm đặc phái viên của Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận B́nh thăm Triều Tiên trong ba ngày 17-20/11 để thông báo kết quả Đại hội.
Tuy nhiên, quy cách đón tiếp của phía Triều Tiên dành cho ông Tống cho thấy nhiều giới hạn.
Hăng Thống tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 17/11 cho biết, Phó ban đối ngoại trung ương đảng Lao Động Triều Tiên Lee Chang Keun ra sân bay đón ông Tống Đào, và lănh đạo cao nhất tiếp phái viên Trung Quốc là Phó Chủ tịch đảng Lao Động Triều Tiên Choe Ryong Hae.
Khi Đoàn Trung Quốc đặt chân tới B́nh Nhưỡng th́ cũng là lúc Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho lên đường sang thăm Cuba mà không ở lại tiếp đón. Trong thời gian Đoàn ở thăm, lănh đạo Kim Jong Un cũng không tiếp đoàn.
Dư luận báo chí Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng nguyên quan trọng mà ông Kim Jong Un không tiếp Tống Đào là do phía Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu của B́nh Nhưỡng về việc giảm bớt những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên.
Bởi vậy, dư luận các nước cho rằng chuyến đi này không đạt kết quả như mong muốn. Sau chuyến thăm, có một loạt sự kiện xảy ra hé lộ Trung Quốc không kiềm chế được Triều Tiên, nổi bật là vụ B́nh Nhưỡng phóng tên lửa Hwasong-15, diễn ra chỉ hơn một tuần sau chuyến đi của ông Tống Đào.
Trung Quốc tuyên bố phản đối và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, "Chúng tôi thúc giục mạnh mẽ Triều Tiên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và chấm dứt bất kỳ hành động nào có thể làm leo thang t́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên."
Lời cảnh báo rơ ràng từ Bắc Kinh
Về phía Trung Quốc, ngày 22/11 hăng hàng không Air China của Trung Quốc tuyên bố tạm ngừng các chuyến bay tuyến Bắc Kinh-B́nh Nhưỡng với lư do ít khách và kinh doanh không hiệu qủa.
Đến ngày 24/11/2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cầu Hữu nghị trên sông Áp Lục nối thành phố Đan Đông ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, với Triều Tiên "tạm đóng cửa" trong 10 ngày 24/11-3/12 để sửa chữa. Đây là chiếc cầu quan trọng nhất với tới 80% quy mô thương mại của hai nước đi qua.
Chiếc cầu này do Nhật Bản xây dựng từ năm 1937, tới năm 1943 hoàn thành. Năm 1990, hai nước Trung-Triều nhất trí đổi tên là "Cầu hữu nghị". Kể từ đó tới nay, cầu cũng hư hỏng cần sửa chữa nhưng chỉ "tạm đóng" lâu nhất một ngày.
Lần này, việc tạm đóng đầu cầu Đan Đông 10 ngày có thể là thông điệp cảnh báo mà Trung Quốc gửi đến Triều Tiên, đồng thời cũng là tín hiệu về kết quả chuyến đi của ông Tống Đào.
Ngày 26/11, Bộ Quôc pḥng Trung Quốc cho biết lực lượng biên pḥng của Tập đoàn quân 78 thuộc Quân giải phóng nhân dân (PLA) tiến hành cuộc diễn tập mang tên Yanhan-2017 trong điều kiện nhiệt độ âm 10 độ C để củng cố “t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu”.
Trung Quốc đứng trước nhiều rủi ro an ninh
Trong bài “Trung Quốc cần nhận thức lại vấn đề Triều Tiên” đăng trên trang Đa Chiều ngày 22/11, Giám đốc Sở nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học quốc gia Singapore, giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, viết: "Trung Quốc cần nghiêm túc kiểm điểm và nhận thức lại vấn đề Triều Tiên, không nên đổ lỗi cho nước khác, như vậy sẽ tác hại rất lớn tới lợi ích của chính ḿnh".
Ông Trịnh cho rằng Bắc Kinh không nên coi vấn đề vũ khí hạt nhân bán đảo Triều Tiên là vấn đề giữa Mỹ và Triều Tiên, v́ đây là vấn đề của chính Trung Quốc. Nếu cứ dây dưa kéo dài không giải quyết nguy cơ hiện nay ở bán đảo th́ Trung Quốc sẽ là bên bị tổn thất lớn nhất.
Theo ông này, khủng hoảng trên bán đảo càng kéo dài th́ Trung Quốc chịu tác động càng lớn, v́ khi đó toàn bộ cục diện Đông Bắc Á diễn biến khó lường, và an ninh của Trung Quốc có thể bị đe dọa lớn nhất.
Trong các kịch bản được giới học thuật quốc tế nêu ra về khả năng hai miền bán đảo thống nhất, Bắc Kinh luôn bị đặt trước những vấn đề gai góc như làn sóng tị nạn, hay cục diện địa chính trị đối đầu với Mỹ và Hàn Quốc.
Nếu Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân th́ nguy cơ cũng rất lớn, v́ khi đó Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Đài Loan cũng có lư do hợp lư để sở hữu vũ khí hạt nhân.
Thực tế hiện nay là các nước lớn như Mỹ, Nga đều cố gắng hạn chế các bên khác phát triển vũ khí hạt nhân. Thêm một bên ở Đông Bắc Á có vũ khí hạt nhân th́ thách thức an ninh đối với Trung Quốc cũng tăng theo tỉ lệ thuận.
Bởi vậy, ông Trịnh Vĩnh Niên kêu gọi Trung Quốc chủ động giải quyết, không đẩy trách nhiệm trong vấn đề Triều Tiên cho nước khác. Nếu vấn đề bán đảo cứ diễn ra theo ṿng tuần hoàn lẩn quẩn hiện nay th́ nước bị thiệt hại lớn nhất chính là Trung Quốc./.
|