Kim Jong Un đă ăn mừng chiến thắng vụ thử tên lửa ngày 29/11. Truyền thông cũng đưa tin và ngững h́nh ảnh cuarteen lửa Hwasong-15. Chính những h́nh ảnh đó mà giới chuyên môn phân tích cho rằng kích thước lớn chưa từng có của Hwasong-15 cho phép tăng tầm bắn vươn đến Mỹ nhưng điều này lại mâu thuẫn với việc nó mang theo tải trọng siêu nặng.
Ngày 29/11, Triều Tiên đă thiết lập một trang mới trong chương tŕnh tên lửa đạn đạo của nước này. Tên lửa mới phóng thử được gọi là Hwasong-15. Tên lửa đạt độ cao quỹ đạo tới 4.000 km và bay được quăng đường khoảng 992 km và rơi xuống vùng biển Nhật Bản.
Nếu phóng ở quỹ đạo tiêu chuẩn, tên lửa có tầm bắn khoảng 13.000 km, đủ khả năng tấn công toàn bộ nước Mỹ.
Tên lửa Hwasong-15 mới có nhiều tiến bộ bất ngờ cho các chuyên gia. Ảnh: KCNATên lửa lớn chưa từng có
Các h́nh ảnh về tên lửa Hwasong-15 do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố cho thấy một tên lửa lớn nhiều so với Hwasong-14, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tiên tiến nhất của Triều Tiên trước đây.
David Schmerler, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí James Martin (CNS) nói: “Họ muốn có thể đánh Mỹ và họ muốn một cái ǵ đó lớn hơn để làm điều đó”. Các chuyên gia đă phân tích h́nh ảnh về tên lửa Hwasong-15 và nhận thấy nhiều tiến bộ, thậm chí là bất thường về công nghệ.
“Đây không chỉ là tên lửa lớn nhất của Triều Tiên mà c̣n thuộc loại lớn so với các ICBM trên thế giới. Không nhiều nước có thể chế tạo một tên lửa lớn như vậy và hoạt động được”, Michael Duitsman, một thành viên của CNS nói với CNN.
Hwasong-15 là ICBM lớn nhất mà Triều Tiên từng chế tạo. Ảnh: CNN/KCNA.
Hwasong-15 có đường kính lớn hơn nhiều, đặc biệt là giai đoạn 2 so với Hwasong-14. Truyền thông nhà nước Triều Tiên tuyên bố, Hwasong-15 có thể mang theo tải trọng siêu nặng và có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và chiến thuật so với Hwasong-14.
Để tấn công nước Mỹ, tên lửa phải mang theo rất nhiều nhiên liệu và kích thước lớn của Hwasong-15 đă giải quyết điều đó. Phần mũi của tên lửa có kích thước khá lớn. Điều này có vẽ phù hợp với tuyên bố của Triều Tiên về việc tên lửa có thể mang theo tải trọng siêu nặng.
Tuy nhiên, Michael Elleman, chuyên gia kỳ cựu về tên lửa đạn đạo giải thích, đầu đạn càng nặng th́ tầm bắn càng ngắn, v́ động cơ phải sử dụng rất nhiều nhiên liệu để đưa tên lửa thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất. Nếu B́nh Nhưỡng thực sự muốn lắp một tải trọng siêu nặng lên Hwasong-15, nó khó có thể tấn công nước Mỹ.
Nhà phân tích Elleman lập luận thêm về mặt lư thuyết, Hwasong-15 có thể đạt tầm bắn 13.000 km nhưng tải trọng đầu đạn mang theo chỉ khoảng 150 kg. Ông Elleman hoài nghi khả năng Triều Tiên có thể chế tạo đầu đạn hạt nhân nhẹ như thế.
Một số chuyên gia so sánh kích thước của Hwasong-15 với tên lửa Titan II của Mỹ chế tạo trong những năm Chiến tranh Lạnh. Titan II là ICBM lớn và nặng nhất mà Mỹ từng chế tạo với đường kính tới 3 m, trọng lượng phóng 154 tấn. Titan II có thể mang theo đầu đạn hạt nhân 9 MT với tầm bắn 15.000 km. ICBM lớn nhất thế giới đang hoạt động là R-36 (SS-18 Satan) của Nga với trọng lượng phóng tới 210 tấn.
Tên lửa sử dụng động cơ mới
Trước vụ phóng Hwasong-15, ICBM hiện đại nhất của Triều Tiên là Hwasong-14. Tên lửa này sử dụng một động cơ chính với 4 ṿi phun để điều chỉnh đường bay của tên lửa. Tuy nhiên, tên lửa Hwasong-15 không có các ṿi phun phụ để chỉnh hướng. Thay vào đó, ṿi phun của động cơ chính có khả năng xoay theo nhiều hướng khác nhau để hiệu chỉnh đường bay.
ICBM Hwasong-15 (trái) và Hwasong-14 (phải). Ảnh: CNN/KCNA.
“Điều này chắc chắn là một cải tiến lớn, một cái ǵ đó mà chúng ta chưa bao giờ thấy người Triều Tiên làm được”, Shea Cotton, nhà nghiên cứu tại CNS cho biết. Hệ thống mới được gọi là “gimbaled”, hay “khớp vạn năng”. Hệ thống này giúp ṿi phun chính của động cơ có thể di chuyển qua lại theo nhiều hướng khác nhau để điều chỉnh quỹ đạo của tên lửa.
Khớp vạn năng cho phép tên lửa điều chỉnh quỹ đạo chính xác và linh hoạt hơn so với hệ thống cũ. Tuy nhiên công nghệ này rất phức tạp và chỉ một số ít quốc gia có thể chế tạo nó. Việc Triều Tiên sở hữu công nghệ này khiến các chuyên gia rất bất ngờ và cảm thấy bất thường.
Schmerler cho biết thêm các quốc gia trên thế giới thường dựa vào vũ khí của nước ngoài để tham khảo và học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh, hay đồng minh. Triều Tiên cũng không phải là ngoại lệ và điều đó đang tạo ra những bước tiến lớn cho chương tŕnh tên lửa của B́nh Nhưỡng.
Một số nhà phân tích cho rằng động cơ mới trên Hwasong-15 có nhiều điểm tương đồng với động cơ sử dụng trên tên lửa Titan II mà Mỹ đă ngưng sử dụng từ năm 1987. Thông tin về tên lửa Hwasong-15 là khá mơ hồ, tuy vậy, vụ thử nghiệm ghi nhận những tiến bộ vượt bậc của công nghệ tên lửa Triều Tiên.
Sẽ có thêm các vụ thử mới
Sau vụ phóng thử Hwasong-15, một quan chức Triều Tiên nói với CNN rằng B́nh Nhưỡng không quan tâm đến ngoại giao với Mỹ cho đến khi chứng minh được khả năng ngăn chặn hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng B́nh Nhưỡng sẽ tiếp tục các vụ phóng tên lửa, thậm chí là thử nghiệm bom hydro.
“Họ sẽ tiếp tục thử nghiệm chừng nào họ c̣n cảm thấy sự phát triển công nghệ tên lửa của họ chưa đủ để kéo Washington đến bàn đàm phán” ông Schmerler nói. Thậm chí nếu vụ thử nghiệm Hwasong-15 đă hoàn thành mục tiêu của năm 2017, B́nh Nhưỡng chắc chắn sẽ muốn thử nghiệm thêm lần nữa trước khi hài ḷng với hiệu suất của tên lửa.
Trước đó, 2 vụ thử nghiệm tên lửa Hwasong-14 đều diễn ra trong tháng 7. Các vụ thử nghiệm là phương pháp duy nhất để hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật và Triều Tiên sẽ tiếp tục thử nghiệm để làm chủ khả năng phóng tên lửa thật nhanh.