Như vậy là sau khi phóng thành công tên lửa Hwasong-15 ngày 29/11 thì nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tuyên bố "hoàn thành sứ mệnh vĩ đại". Cõ lẽ đây là cái mốc quan trọng mà Triều Tiên đã hướng tới từ lâu trong kế hoạch phát triển tên lửa hạt nhân của mình. Thực chất đằng sau tuyên bố hùng hôn này là gì sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.Sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa Hwasong-15 ngày 29/11, lãnh đạo Kim Jong Un khẳng định nước này đã hiện thực hóa mục tiêu trở thành "quốc gia hạt nhân".
Hwasong-15 được Triều Tiên giới thiệu là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ mới nhất do nước này nghiên cứu chế tạo, với các tính năng cải thiện vượt trội so với "đàn anh" Hwasong-14, loại tên lửa được Bình Nhưỡng thử hồi tháng 7 vừa qua.
Mỹ và các đồng minh khẳng định rằng các nước sẽ không bao giờ chấp nhận việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu cản trở chương trình hạt nhân và tên lửa của họ.
Giới chức Triều Tiên tuyên bố tên lửa Hwasong-15 có thể mang một "đầu đạn siêu lớn" và đủ khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ.
Dữ liệu ban đầu của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc cho thấy tên lửa mới có khả năng bay tới 13.000 km.
Triều Tiên là quốc gia hạt nhân mới?
Ông Kim Jong Un tuyên bố Triều Tiên cuối cùng đã hoàn thành "sứ mệnh lịch sử vĩ đại là hình thành hoàn chỉnh lực lượng hạt nhân quốc gia".
Theo Strait Times (Singapore), không ai biết chắc việc Triều Tiên tuyên bố hoàn thành chương trình phát triển hạt nhân có đồng nghĩa với nước này sẽ ngừng thử các loại vũ khí hạt nhân trong tương lai hay không? Nhưng thông điệp của ông Kim hé lộ Bình Nhưỡng tự tin họ đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn.
Bà Melissa Hanham, chuyên gia cao cấp của Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Đông Á thuộc Viện nghiên cứu Middlebury, nói: "Theo quan điểm cá nhân của tôi, từ 'hoàn thành' không chỉ ám chỉ về chất lượng mà còn về số lượng nữa".
Nhiều khả năng Mỹ và các đồng minh vẫn tiếp tục không công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis gọi vụ phóng tên lửa ngày 29/11 là một minh chứng cho thấy tên lửa đạn đạo có thể "mối đe dọa cho toàn thế giới". Ông cũng thừa nhận tên lửa Hwasong-15 đã "bay cao hơn tất cả các tên lửa được [Triều Tiên] phóng thử từ trước đến nay".
Điều gì sẽ đến tiếp theo?
Trong khi nhiều bên cảm thấy choáng váng trước tuyên bố trở thành Triều Tiên trở thành quốc gia sở hữu hạt nhân, thì một số nước khác lại nhận thấy diễn biến này mở ra cơ hội đàm phán trong tương lai.
Chính phủ Triều Tiên khẳng định lập trường không thỏa hiệp với các yêu cầu ngừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Bình Nhưỡng nói chỉ đàm phán với Mỹ khi hai nước ở tư thế bình đẳng, có thể hiểu là cùng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Quan trọng là, Triều Tiên tuyên bố chính thức hoàn thành phát triển vũ khí hạt nhân, khẳng định họ là "thế lực hạt nhân có trách nhiệm" và không gây nguy hiểm cho bất kỳ nước nào khác trừ trường hợp bị đe dọa. Nhưng việc ngồi vào bàn đàm phán với Triều Tiên - nước có được vị thế hạt nhân bằng cách vượt rào hàng loạt nghị quyết cấm vận của Liên hợp quốc - sẽ bị coi là một bước "đi xuống" của không chỉ Mỹ, mà còn của cộng đồng quốc tế.
Theo Strait Times, vụ thử tên lửa mới cho thấy cộng đồng quốc tế không gây áp lực đủ mạnh đối với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc, đối tác thân cận nhất của Triều Tiên, đang ngày dần mất kiên nhẫn với các vụ thử vũ khí của Bình Nhưỡng. Nhưng Bắc Kinh cũng có một lợi ích trong vấn đề bản đảo để bảo vệ Triều Tiên, xuất phát từ tính toán địa chính trị khu vực đối với Mỹ.
Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi giải pháp "tiếp cận kép", kêu gọi Mỹ ngừng tập trận với Hàn Quốc để đổi lấy việc Triều Tiên dừng các vụ thử vũ khí. Phía Mỹ đã nhiều lần bác bỏ đề xuất này. Còn nếu tuyên bố của Triều Tiên ngày 29 là đúng thì vụ phóng tên lửa Hwasong-15 đã chính thức vô hiệu hóa đề xuất này.
|