Cách phân biệt rau tươi thật - rau tươi hóa chất đơn giản nhất, chính xác nhất cho các bà nội trợ. Rau ăn lá hay rau ăn củ và quả đều được vietbf chia sẻ cách nhận biết dưới đây. Hăy bổ sung những lời khuyên dưới đây để trở thành người tiêu dùng thông thái.
Đối với rau ăn lá:
- Màu sắc: Bạn không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt. Chỉ nên chọn những loại rau có màu xanh nhạt, có vẻ hơi khằn một chút.
Làm thế nào để phân biệt rau tươi thật - rau tươi hóa chất đơn giản nhất, chính xác nhất ?
- Ngọn rau: Bạn không nên mua những rau có ngọn vươn quá dài v́ chúng thường là biểu hiện cho việc dùng thuốc kích thích sinh trưởng quá liều và không đảm bảo thời gian cách ly.
- Gốc rau: Bạn nên bẻ ngang phần gốc nếu thấy có nước từ thân rau tiết ra, cho thấy rau này dùng đạm vượt mức cho phép, hàm lượng Nitrat trong rau là rất cao, bạn nên tránh sử dụng.
Đối với rau ăn củ và quả:
- Kích thước: Không nên chọn những củ, quả có kích thước quá lớn mà nên chọn những loại củ, quả có kích thích vừa phải, hơi nhỏ là được.
- Vỏ ngoài: Không nên chọn những trái da căng bóng, bắt mắt, có vết nứt dọc theo thân, bởi có thể chúng được bón quá nhiều đạm hoặc thuốc trừ sâu.
Cách nhận biết cụ thể một số loại rau
- Rau cần: Bạn nên tránh mua phải những rau cần ph́nh to bất thường, màu trắng nơn nà, ngó rau trắng ngần bắt mắt, rau nhanh bị héo và khi chế biến th́ rau biến thành màu xanh đen. Đây là loạị rau cần đă bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón qua lá. Chỉ nên chọn rau cần loại nhỏ, màu xanh non vừa phải.
- Rau bí: là loại rau ngon được nhiều gia đ́nh lựa chọn. Với rau bí th́ bạn không nên mua những ngọn rau dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen và tay cuống ngắn và mập, ít lông tơ v́ đó là rau bí nhiều đạm, phun nhiều thuốc trừ sâu độc hại.
- Mướp đắng: Mướp đắng chứa nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng là những loại quả có kích thích to, màu xanh đậm, da láng bóng và mướt, thân ph́nh to, chất lượng kém và khi ăn thường bị ngộ độc. Bạn nên chọn mướp đắng có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti, cầm chắc tay sẽ chất lượng và đảm bảo an toàn hơn.
- Giá đỗ: Không nên chọn những cọng giá tṛn lẳn, cọng ngắn, ít rễ hoặc không có rễ, thân trắng nơn, khi chế biến có nước đục, mùi vị không thơm ngon và dễ gây độc hại. Trong khi đó, giá đỗ sạch có màu trắng nhạt, thân và rễ rất dài nhưng khó bị găy.
Rửa rau sạch sẽ để loại bỏ hóa chất và giun sán cũng rất quan trọng
- Cà chua: Cà chua sạch không có màu đỏ tươi đồng đều mà lấm tấm chỗ vàng cỗ đỏ, vẫn có cuống và khi chế biến th́ thịt có màu đỏ tươi, không bị xơ hoặc cứng. Cà chua bị chín ép, có chứa chất độc hại th́ màu đỏ bắt mắt, đồng đều, mất cuống, khi chế biến phần thịt không bở tơi mà vẫn cứng.
- Đậu cô ve: Loại đậu dư thừa chất hữu cơ thường quả dài, bóng, hiếm thấy lông tơ, phân đốt rơ và khó t́m thấy quả nào có vết sâu bệnh. Nếu bạn sử dụng dễ bị ngộ độc.
- Rau ngót: Không nên chọn rau ngót có lá to, màu xanh mướt, lá rau ngót mỏng. Thay vào đó, bạn hăy chọn rau ngót lá sẫm màu và dày lá hơn.
Bên cạnh việc phân biệt rau bẩn và rau sạch bằng mắt thông thường, người tiêu dùng cũng cần t́m đến địa chỉ bán rau, củ quả uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn không nên mua những loại rau củ trái vụ v́ những loại rau trái mùa thường dễ bị sử dụng chất kích thích và thuốc trừ sâu hơn.
Lưu ư
- Nên chọn mua rau quả hữu cơ.
- Phân biệt được loại rau quả nào thường nhiều tồn dư thuốc trừ sâu.
- Luôn rửa sạch rau quả trước khi ăn.
- Phơi nắng rau củ.
- Ngâm rau quả trong nước ḥa giấm, nước vo gạo hoặc nước muối.
- Chần qua rau củ bằng nước nóng.
- Gọt vỏ trước khi ăn.
Theo các chuyên gia về thực phẩm tại Mỹ, việc sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc cấp tính, ung thư, tổn thương hệ thần kinh.. V́ vậy, người tiêu dùng cần thông minh khi chọn thực phẩm để đảm sức khỏe cho gia đ́nh.
5 loại quả chưng Tết 'tắm' hóa chất cực độc bà nội trợ cần lưu ư
Để có quả chưng Tết to, mọng, bắt mắt nhiều người cơ sở kinh doanh đă phun thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản thúc quả nhanh chín và lâu hỏng.
Dưa lê thần tài
Tết Nguyên đán c̣n phải gần 1 tháng nữa, nhưng thị trường buôn bán dưa lê thần tài chưng Tết đă rất sôi động khoảng một tháng nay. Rất nhiều địa chỉ bán hàng trên Facebook đă tấp nập rao bán hàng với số lượng hàng ngh́n trái.
Liên hệ với một địa chỉ bán hàng trên mạng, chủ hàng thừa nhận đă nhập dưa lê thần tài Trung Quốc về phục vụ Tết. Giá một thùng 100 quả chỉ 32.000 đồng, tầm 50 quả giá 40.000 đồng. Dưa có thể bảo quản được 3 tháng, ban đầu dưa xanh sau đó chuyển dần sang vàng và trắng.
Chủ hàng c̣n tiết lộ, nhiều quả dưa có thể bảo quản tới 8 tháng mà không hỏng. Khách không lo không có quả trưng tết.
Theo chủ hàng này, với dưa lê chưng tết, khách hàng chỉ để trang trí bàn thờ cho đẹp, sang trọng chứ không nên ăn.
Phật Thủ
Với màu vàng bắt mắt, h́nh dáng độc lạ, phật thủ luôn là loại quả được ưu tiên chọn để chưng Tết. Thậm chí, nhiều người c̣n để phật thủ ăn, hoặc làm mứt phật thủ, phật thủ ngâm rượu,… sau cả chục ngày gành trên mâm ngũ quả.
Hiện, phật thủ phục vụ Tết năm nay, giá cũng nhảy múa theo ngày, loại phật thủ trọng lượng từ 300- 350g giá 35.000 đồng/trái. Mua tầm 100 trái giá chỉ khoảng 30.000- 32.000 đồng/trái, ngoài ra c̣n được khuyến măi thêm từ 5- 7 quả, tùy lượng mua.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau..
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, Phật thủ hay những loại cây được trồng với mục đích làm đồ trang trí trong dịp Tết hầu hết được trồng trong điều kiện ô nhiễm, bị phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu độc hại để mẫu mă đẹp, bắt mắt.
Bưởi da xanh
Đây cũng là loại quả được nhiều bà nội trợ chọn mua chưng Tết. Hiện nay, trên thị trường bưởi da xanh đang bán với giá cao nhất trong số các loại giống bưởi khác. Do sở hữu lớp vỏ dày nên dường như, nhiều người tiêu dùng đă bỏ qua mối lo ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong những trái bưởi.
Rất ít bà nội trợ biết được, để có những trái bưởi da xanh to và đẹp, người trồng phải sử dụng ít nhất 6 loại thuốc bảo vệ thực vật và rất nhiều phân bón.
Thuốc diệt sâu vẽ lá bùa, thuốc dưỡng rễ, thuốc chống vàng lá, chống sâu đục thân là 3 loại thuốc bảo vệ thực vật phải được sử dụng liên tục để cây bưởi có thể phát triển tốt trong 3 năm đầu. Từ năm thứ 4, cây bắt đầu ra trái. Thời điểm này cần tiếp tục sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật là thuốc dưỡng trái và thuốc diệt ruồi vàng châm trái.
Chuối
Chuối là một trong những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Ở nhiều gia đ́nh nông thôn, Chuối được trồng đúng dịp để có quả chín đẹp gành Tết. Tuy nhiên, tại các vùng thành thị, bà nội trợ thường phải mua chuối bán sẵn ngoài chợ về trang trí Tết. Đây chính là lư do, mua phải chuối ngâm hóa chất thúc chín, tạo màu.
Để có lợi nhuận cao, nhiều thương lái đă sử dụng hóa chất thúc chín. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn c̣n cứng nhưng đă chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống vẫn c̣n tươi mới... Với quả chuối chín ép bằng hóa chất th́ cuống vẫn có màu xanh, thân cứng nhưng ngoài vỏ đă nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
Quất
Sau Tết, nhiều bà nội trợ thường dùng quất cảnh để làm mứt quất, mứt ngâm đường,… thậm chí c̣n để con ăn quất mà ít biết rằng, quất là một trong những trái cây hàng đầu bị ngâm hóa chất bảo quản giúp chín nhanh và lâu hỏng.
Tết năm nào chị Yên (Thanh Hóa) cũng mua quất cảnh bán ngoại chợ về gành mâm ngũ quả cho đẹp mắt. Sau Tết, chị Yên đều tận dụng quất gành để ngâm đường ăn dần để trị ho cho cả nhà.
“Quất gành ăn rất ngọt, đặc biệt là vỏ chứ không như quất nhà trồng. Ḿnh lấy ngâm đường ăn dần, cả nhà ai cũng thích món này”, chị Yên chia sẻ.
Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm trồng cây cảnh tiết lộ, trước khi cây quất ra hoa kết trái các nhà vườn đều phải phun rất nhiều loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu với nồng độ đậm đặc. Càng tới gần ngày mang đi bán th́ chủ vườn càng phun nhiều thuốc hơn để giữ màu, bảo quản quả khỏi rụng...