Indonesia đă áp dụng phương pháp kiểm tra trinh tiết hàng chục năm và áp dụng cho tất cả các lực lượng hải quân, lục quân và không quân. Bất chấp bài kiểm tra trinh tiết bị lên án và chỉ trích mạnh mẽ. Quan chức Indonesia vẫn có những lư do để bảo về bài kiểm tra này.
Với phương pháp kiểm tra thủ công, các bác sĩ sẽ xác định trinh tiết của các nữ ứng viên quân đội và cảnh sát, chủ yếu trong độ tuổi 18-20 và vừa tốt nghiệp trung học có c̣n hay không.
Trên thực tế, phương thức kiểm tra này tồn tại hàng chục năm và trở thành cơn ác mộng với không ít cô gái nuôi ước mơ đứng trong quân ngũ của Indonesia. Không chỉ có các nữ quân nhân, hôn thê của các nam quân nhân cũng phải trải qua bài kiểm tra tương tự.
“Không mang tính khoa học”, "không khác ǵ tra tấn" và “điên rồ” là những từ mà Tổ chức Theo dơi Nhân quyền thế giới (HRW) sử dụng để miêu tả về bào kiểm tra này khi phỏng vấn các nữ ứng viên quân đội Indonesia cách đây 3 năm.
Mới đây, HRW tiếp tục kêu gọi Tổng thống Indonesia Joko Widodo ra lệnh cho Giám đốc cảnh sát quốc gia và Tổng tư lệnh quân đội chấm dứt hoạt động mà họ nhấn mạnh là tàn nhẫn và phân biệt đối xử này.
"Việc chính phủ Indonesia tiếp tục bao che cho bài kiểm tra trinh tiết nữ ứng viên của lực lượng an ninh phản ánh sự thiếu ư chí trong việc bảo việc các quyền của phụ nữ Indonesia", AP dẫn bà Nisha Varia, giám đốc về quyền phụ nữ của HRW cho hay.
Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng khẳng định cách làm này hoàn toàn không có căn cứ khoa học trong khi HRW nói những ứng viên mà họ từng phỏng vấn cảm thấy tủi hổ, đau đớn và bị ảnh hưởng tâm lư nặng nề nếu bị đánh trượt. Kể cả với những người được thông qua, đây cũng không phải là điều ǵ đó quá đáng tự hào.
Đáp trả những lời chi trích này, Tư lệnh quân đội Indonesia, Tướng Moeldoko khi đó vẫn khăng khăng bảo vệ bài kiểm tra này khi nói rằng đó là điều đúng đắn và không có ǵ đang để lên án.
Vị quan chức quân đội này cho rằng dù kết quả bài kiểm tra không đánh giá được năng lực của nữ ứng viên, nhưng sẽ đảm bảo sự chính trực của nữ quân nhân xứng đáng với trọng trách bảo vệ đất nước.
Trong khi đó, Tướng Fuad Basya, người phụ trách các vấn đề thông tin của quân đội Indonesia cho rằng nếu không thực hiện hoạt động này, rất có thể những người có thói quen xấu sẽ nghiễm nhiên lọt vào hàng ngũ quân đội.
"Nếu một ứng viên không c̣n trinh tiết, có nghĩa là sức khỏe tinh thần của người này có vấn đề", ông này nhận định.
Theo tiết lộ của một ứng viên từng phải trải qua bài kiểm tra này, việc kiểm tra trinh tiết rất khác so với những ǵ mà cô h́nh dung. Trải nghiệm này là nỗi kinh hoàng và ám ảnh nữ quân nhân này cho tới khi cô đứng trong quân ngũ.