Nếu không từ bỏ 4 thói quen này, đừng hỏi v́ sao chân bạn cứ luôn "bốc mùi". Mùi hôi chân sẽ gây khó chịu cho cả những người xung quanh. Hăy giải thoát ḿnh khỏi nỗi ám ảnh mang tên chân bốc mùi.
Một đôi chân bốc mùi là nỗi ám ảnh và là kẻ thù không đội trời chung của nhiều người, bất kể bạn là nam hay nữ. Và khi thứ mùi hôi khó chịu này bắt đầu h́nh thành, thật khó để ngăn nó "bám" vào tất hay giày, dép của bạn.
Thử tưởng tượng xem những lần đi ăn với bạn bè, hay đến nhà ai mà phải bỏ giày ra sẽ khiến bạn bối rối biết chừng nào. Ấy thế nhưng bạn có hay biết, đôi khi chỉ với thói quen vô t́nh này thôi cũng khiến chân bạn "bốc mùi" đó.
1. Đi giày mà không đi tất
Bàn chân có tới 2.500 tuyến mồ hôi, thế nên mỗi ngày, bàn chân đi giày sẽ đổ khoảng nửa lít mồ hôi.
Cùng với môi trường giày - đa phần làm từ những vật liệu khó thoát khí, nên độ ẩm ở chân sẽ luôn ở mức cao. Đây sẽ là điều kiện tuyệt vời để các vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở trên chân và giày của bạn.
Nếu đi tất, phần lớn mồ hôi sẽ được hấp thụ vào đôi tất bạn mang. Nhưng khi không có tất, mồ hôi chắc chắn sẽ nằm lại ở giày, tích tụ lại và hậu quả là không chỉ gây mùi khó chịu mà c̣n là bệnh tật, đau đớn nữa cơ.
2. Đi 1 đôi giày ngày này qua ngày khác
Nhiều người vẫn có thói quen v́ quá thích đôi giày này nên ngày nào cũng đi mỗi đôi ấy. Nhưng bạn biết đấy, mỗi bàn chân đổ khoảng nửa lít mồ hôi/ngày, thế nên dù có đi tất th́ 1 lượng nhỏ mồ hôi cũng sẽ vẫn ngấm vào giày của bạn.
Lượng mồ hôi này vẫn sẽ ở nguyên đó và lại được "tích" thêm nữa nếu như hôm sau bạn lại đi đôi giày ấy cả ngày. Việc bí hơi và được bồi đắp mồ hôi vi khuẩn mỗi ngày sẽ khiến chân bạn nhanh bốc mùi khó chịu hơn thôi.
Theo chuyên gia về chân Emma Stevenson, trường CĐ Podiatry th́ bạn không nên đi duy nhất 1 đôi giày mỗi ngày, mà sau mỗi lần đi giày cần để giày "nghỉ" 48 tiếng. Khoảng thời gian này sẽ giúp độ ẩm trong giày bốc hơi bớt đi.
3. Đi vài ngày 1 đôi tất
Nhiều người cho rằng tất là thứ không mấy người để ư bởi giày đă che chắn tất cả. Thế nên là v́ lười, v́ tiết kiệm, v́ xuề xoà mà bạn xỏ đi xỏ lại đôi tất vài 3 ngày.
Dẫu biết tất sẽ thấm hút mồ hôi nhưng giống như việc đi 1 đôi giày ngày này qua ngày khác, lượng vi khuẩn, nấm tích trữ trên đôi tất sẽ tăng cấp số nhân và chuyện khiến đôi chân bốc mùi không có ǵ là khó hiểu.
4. Đi tất, giày chung với người bị hôi chân
Có 1 sự thật là dù đă được giặt hay vệ sinh sạch sẽ nhưng ta cũng không đảm bảo được sẽ loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, nấm có ở trong kẽ, khe giày, tất.
V́ thế, trong trường hợp dùng chung giày, tất với người bị hôi chân, các vi khuẩn này kết hợp với mồ hôi của bạn sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu cho bàn chân.