Mỹ và Nga đă thử nghiệm nhiều loại vũ khí mới, tối tân trên chiến trường Trung Đông. Nhừ vậy mà hai nước có những hợp đồng vũ khí khủng. Ở đây chúng tôi muons nói đến trực thăng Mỹ tham chiến tại Syria được trang bị tổ hợp đối kháng hồng ngoại AN/AAQ-24, có thể vô hiệu hóa nhiều loại tên lửa pḥng không vác vai.
Hệ thống AN/AAQ-24 (khoanh đỏ) trên trực thăng Apache tại Syria. Ảnh: Aviationist.
Phi đội trực thăng tấn công AH-64E Apache của Mỹ tham chiến tại Syria và Iraq đang được lắp đặt Hệ thống đối kháng hồng ngoại cỡ lớn (LAIRCM) AN/AAQ-24. Tổ hợp này có thể phát hiện các loại tên lửa đang nhắm tới trực thăng, cảnh báo tổ lái và phát chùm tia laser năng lượng cao để vô hiệu hóa đầu ḍ, tương đương với việc "chọc mù" quả đạn, Aviationist ngày 16/11 đưa tin.
Trực thăng thường phải hoạt động ở độ cao nhỏ và gần mặt đất, khiến chúng nằm trong tầm bắn của hầu hết các hệ thống tên lửa pḥng không vác vai (MANPAD) hiện nay. Các lực lượng nổi dậy đă nhiều lần bắn hạ trực thăng của quân đội chính phủ Syria bằng MANPAD, c̣n phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng từng sử dụng loại vũ khí này để nhắm bắn máy bay Mỹ và đồng minh.
Mẫu LAIRCM gắn trên trực thăng Apache được phát triển từ hệ thống tương tự của hải quân Mỹ, được bổ sung gói nâng cấp Cảnh báo mối đe dọa tiên tiến. Một tổ hợp LAIRCM gồm nhiều cảm biến phát hiện tên lửa tầm nhiệt và Thiết bị phát laser bảo vệ (GLTA). Khi nhận thấy mối đe dọa, cảm biến sẽ gửi thông tin tới máy tính điều khiển, giúp cảnh báo tổ lái và tự động kích hoạt GLTA, chĩa nó về phía mục tiêu để gây nhiễu đầu ḍ.
Các thiết bị trong hệ thống AN/AAQ-24. Ảnh: Aviationist.
Sau khi trang bị đầy đủ LAIRCM cho phi đội AH-64E, lục quân Mỹ dự kiến gắn hệ thống này lên các trực thăng vận tải như UH-60 Black Hawk và CH-47 Chinook, nhằm giảm thiểu khả năng chúng bị bắn hạ trên chiến trường Syria.