Triều Tiên đă làm đảo lộn t́nh h́nh thế giưới cũng như các nước châu Á. B́nh Nhưỡng ngày càng làm cho các nước lo ngại về vấn đề hạt nhân. Nguy cơ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân lan khắp châu Á.
Trong bối cảnh Triều Tiên quyết tâm sản xuất loại vũ khí có thể đe dọa các thành phố của Mỹ, các nước láng giềng của họ đang tranh căi xem có cần sở hữu kho hạt nhân của riêng ḿnh hay không.
Theo cơ quan t́nh báo Hàn Quốc, Triều Tiên đang chuẩn bị cho các vụ thử tên lửa và hạt nhân mới. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tờ The New York Times có bài viết cho rằng những tiến bộ mau lẹ của Triều Tiên trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân đang tác động mạnh tới những tính toán quân sự trên toàn khu vực trong khi những mối hoài nghi ngày càng tăng xung quanh việc liệu Mỹ có thể tiếp tục giam giữ "vị thần" nguyên tử ở trong chiếc chai được không.
Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, tại Hàn Quốc và Nhật Bản ngày nào cũng xuất hiện những ư kiến - thậm chí đôi khi c̣n công khai - cổ xúy phương án hạt nhân, trong bối cảnh dư luận hai quốc gia này lo sợ rằng Mỹ có thể không muốn bảo vệ họ v́ làm như vậy có thể khiêu khích B́nh Nhưỡng phóng tên lửa tới tận Los Angeles hoặc Washington.
Tại Hàn Quốc, các cuộc khảo sát cho thấy 60% dư luận nước này ủng hộ chính phủ xây dựng vũ khí hạt nhân. Và gần 70% muốn Mỹ tái triển khai những vũ khí hạt nhân chiến lược loại sử dụng trên chiến trường, vốn đă bị rút khỏi nước này cách đây 25 năm.
Tại Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng phải hứng chịu một vụ tấn công hạt nhân, dư luận gần như không ủng hộ chạy đua hạt nhân, song nhiều chuyên gia tin rằng thái độ này có thể nhanh chóng thay đổi nếu như cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Shinzo Abe đang chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, và Nhật Bản đang sở hữu kho nguyên liệu hạt nhân đủ để sản xuất 6.000 vũ khí.
Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc, tại Australia, Myanmar, Vùng lănh thổ Đài Loan cũng đă xuất hiện những cuộc tranh căi về việc nên tiếp tục "nói không" với vũ khí hạt nhân hay không, hay tự trang bị vũ khí cho ḿnh. Điều này làm leo thang những mối lo sợ rằng Triều Tiên có thể châm ng̣i phản ứng dây chuyền cho một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử tại khu vực.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, Henry A. Kissinger, một trong số ít nhà chiến lược thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh vẫn c̣n sống, nói rằng ông gần như tin chắc rằng nếu như Triều Tiên tiếp tục có vũ khí hạt nhân, loại vũ khí này sẽ lan sang phần c̣n lại của châu Á.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người sẽ có chuyến thăm châu Á từ ngày 3/11, đă làm gia tăng cảm giác bất an tại khu vực. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ḿnh, ông đă công khai nói về việc nên để cho Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng vũ khí hạt nhân.
Phát biểu với tờ The New York Times hồi tháng 3/2016, ông Trump cho rằng sẽ tới lúc xuất hiện những sự kiện buộc cả hai nước này phải hướng đến sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng ḿnh. Kể từ khi nhậm chức, ông Trump không nêu vấn đề này một cách công khai nữa.
Song ông khiến khu vực lo sợ khi liên tục đưa ra những lời đe dọa nhằm vào Triều Tiên và cho rằng đàm phán với nước này là "phí thời gian".
Tại Seoul và Tokyo, nhiều người đă kết luận rằng Triều Tiên sẽ duy tŕ kho vũ khí hạt nhân, v́ nếu chấm dứt tham vọng này cái giá phải trả sẽ là quá lớn - và họ đang cân nhắc các phương án.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải). Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà phân tích thường mô tả Nhật Bản là quốc gia hạt nhân "trên thực tế", có thể sản xuất được 1 vũ khí hạt nhân trong ṿng 1-2 năm tới.
Tatsujiro Suzuki, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản, cho biết sản xuất một vũ khí hạt nhân không hề khó đối với nước này. Nhật Bản đă sở hữu công nghệ tên lửa tầm xa, song cần có thời gian để phát triển các hệ thống kiểm soát và truyền thông tinh vi hơn.
Trong khi đó, Hàn Quốc đă sở hữu một kho tên lửa tối tân có thể mang các đầu đạn thông thường. Hồi năm 2004, chính phủ nước này tiết lộ các nhà khoa học của họ bắt đầu thử nghiệm việc làm giàu nguyên liệu hạt nhân.
Suh Kune-yull, giáo sư về kỹ thuật hạt nhân của Trường đại học quốc gia Seoul cho biết nước này có thể sản xuất được vũ khí hạt nhân trong ṿng 6 tháng nếu như Tổng thống có quyết tâm chính trị để làm điều đó.
Hiện tại Tổng thống Moon Jae-in đang cương quyết phản đối việc sở hữu vũ khí hạt nhân v́ cho rằng làm như vậy sẽ càng khó thuyết phục Triều Tiên từ bỏ tham vọng của họ. Mặc dù ông Moon nhận được tỷ lệ tín nhiệm cao, song quan điểm của ông ngày càng chỉ là thiểu số.
Triều Tiên càng tiến gần tới khả năng tấn công được đến tận nước Mỹ, người Hàn Quốc càng lo lắng rằng sẽ bị bỏ rơi. Đơn cử như một số người đặt câu hỏi rằng liệu Washington có liều lĩnh can thiệp để nhận lấy hậu quả là B́nh Nhưỡng phá hủy một thành phố của nước Mỹ hay không.
Đối với nhiều người ở Hàn Quốc, giải pháp là bản thân họ phải có khả năng răn đe hạt nhân. Cheon Seong-whun, cựu thư kư phụ trách chiến lược an ninh của tổng thống nói: "Nếu chúng ta không đáp trả bằng chính khả năng răn đe hạt nhân của chúng ta, người dân chúng ta sẽ bị biến thành con tin hạt nhân của Triều Tiên".
Một số nhân vật có quan điểm cứng rắn lập luận rằng với vũ khí hạt nhân trong tay, Hàn Quốc sẽ có đ̣n bẩy và buộc Triều Tiên phải trở lại bàn đàm phán.