Vietbf.com - Trung Quốc có nhiều đầy tham vọng nên đang thử nghiệm kĩ thuật xây dựng đường hầm dài 1.000 km xuyên qua Tây Tạng tới Tân Cương để cấp nước cho khu vực vốn thường xuyên gặp hạn hán, v́ sẽ "biến khu vực này thành bang California" - nơi có nhiều rừng cây tươi tốt bao phủ ở Mỹ.
Dự án đầy tham vọng sẽ biến sa mạc Tân Cương thành nơi trù phú, xanh tốt.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang thử nghiệm kĩ thuật có thể được sử dụng để xây dựng đường hầm dài 1.000 km xuyên qua Tây Tạng tới Tân Cương. Dự án đầy tham vọng này sẽ giúp cấp nước cho khu vực vốn thường xuyên gặp hạn hán ở Tân Cương.
Một nhà địa chất nói rằng nếu dự án này được thực hiện, “Tân Cương sẽ biến thành bang California”. Đường hầm 1.000 km sẽ đưa nước từ cao nguyên cao nhất thế giới xuống khu vực quanh năm thiếu nước.
Đường hầm dài nhất hiện nay của Trung Quốc mang tên “Đại hỏa pḥng” ở tỉnh Liêu Ninh. Đường hầm dài 85 km này giúp cấp nước cho toàn tỉnh. Trên thế giới, đường hầm cấp nước dài nhất thế giới nằm ở New York (Mỹ), dài hơn 137 km.
Lược đồ đường hầm dẫn nước từ Tây Tạng xuống Tân Cương.
Tháng 8 vừa qua, chính phủ Trung Quốc bắt đầu xây dựng đường hầm 600 km tại tỉnh Vân Nam với hai làn đường dành cho tàu hỏa cao tốc. Đường hầm này chạy xuyên qua núi, cao hơn mực nước biển chỉ vài mét.
Cao nguyên Tây Tạng ngăn cản những đợt gió mùa mang nhiều hơi ẩm từ Ấn Độ Dương tới Tân Cương. Sa mạc Gobi ở phía bắc và Taklimakan ở phía nam càng khiến Tân Cương thêm khô cằn.
Tuy nhiên, sa mạc Taklimakan nằm ở chân của cao nguyên Tây Tạng, nơi được xem là “tháp nước của châu Á”. Nơi đây cung cấp 400 tỉ tấn nước mỗi năm cho rất nhiều sông lớn ở Trung Quốc như Dương Tử, Mekong, Hoàng Hà.
Giáo sư Vương, một nhà nghiên cứu về nước và thủy điện tại đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc nói rằng một trong những thách thức lớn nhất với đường hầm này là áp lực nước quá lớn khi đổ từ cao nguyên xuống. Họ sẽ phải sử dụng những máy bơm thủy lực nhằm giảm bớt áp lực nước khi đổ xuống từ thượng lưu.
“Chưa có một công tŕnh nào có thể chịu được sức nước từ độ cao 3.000-4.000 mét”, ông Vương nói. Giáo sư này ước tính sau khi công tŕnh hoàn thành, mỗi năm sẽ có khoảng 15 tỉ tấn nước được đưa tới sa mạc Taklimakan. Lượng nước này bằng ¼ lưu lượng tại sông Hoàng Hà, con sông lớn thứ 2 tại Trung Quốc và được xem là cái nôi của nền văn minh thế giới.