Từ trước tới nay nền kinh tế Nhật Bản luôn là mô h́nh của thành công mà bất cứ nước nào cũng phải học hỏi. Thế nhưng trong thực tế nhiều năm trở lại đây Nhật Bản không c̣n duy tŕ được đà tiến đó. Nền kinh tế này hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức cực lớn.
Khối nợ khổng lồ
Nhật Bản là nước giàu có nợ nần nặng nề nhất thế giới, với nợ chính phủ lớn gấp hai lần nền kinh tế quốc dân. Tokyo cần huy động tiền để trả số nợ này, nhưng họ cũng cần thêm tiền để chăm sóc xă hội cho dân số ngày càng già đi của đất nước. Theo quan điểm của Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, tập trung tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho việc giảm nợ trở nên dễ dàng hơn, v́ nó có thể mang lại nhiều khoản thu thuế hơn cho chính phủ. Tuy nhiên, ông Stephen Nagy, Giáo sư Đại học Christian ở Tokyo lại cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế chỉ là cách giải quyết vấn đề tài chính trong ngắn hạn”.
Mức tăng thuế doanh thu được đưa ra vào năm 2014 nhằm mục đích mang lại nguồn tài chính dồi dào hơn nhưng kết quả lại đưa nền kinh tế rơi vào suy thoái. Đến thời điểm này các quyết định khó khăn cần phải được thực hiện. Song, khác với một số nước, Nhật Bản không phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Hầu hết các khoản nợ của nước này đều được Ngân hàng trung ương Nhật Bản và các bộ phận khác của chính phủ nắm giữ.
Tăng trưởng lương chậm
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ở mức khá thấp so với các nền kinh tế phát triển khác như Pháp, Mỹ. Tuy nhiên, mức lương tăng chậm đă làm nản ḷng người lao động tại đây. Điều này dẫn đến lạm phát giảm, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đă thất bại trong việc đạt được mục tiêu 2% bất chấp chính sách tiền tệ gay gắt.
Giá cả đ́nh trệ hoặc giảm giá hàng hóa thường được coi là tin xấu đối với nền kinh tế. Người tiêu dùng bỏ qua việc mua sắm khiến các công ty khó tăng lợi nhuận, dẫn đến t́nh trạng không có tiền để đầu tư vào sản phẩm mới hoặc tăng lương cho nhân viên.
Các vụ bê bối công nghiệp
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đă bị cản trở bởi một loạt vụ tai tiếng của những tập đoàn khổng lồ trong vài năm qua. Trường hợp mới nhất diễn ra cách đây vài tuần khi nhà sản xuất thép Kobe Steel thừa nhận đă giả mạo dữ liệu chất lượng sản phẩm bán ra cho những khách hàng lớn như Boeing, Toyota… Nissan tuần qua cũng thông báo sẽ ngừng sản xuất ô tô cho thị trường nội địa v́ một số vấn đề liên quan đến kiểm tra an toàn kỹ thuật. Trước đó, danh sách này cũng đă dày đặc bởi lỗi túi khí gây chết người của Takata, trường hợp kinh doanh điện hạt nhân thua lỗ của Toshiba, gian lận số liệu kinh tế của Mitsubishi và vụ tham nhũng của Olympus. “Khả năng cạnh tranh và tiêu chuẩn của các tập đoàn Nhật Bản đang giảm sút”, ông Thomas Clarke, giám đốc trung tâm quản trị doanh nghiệp tại UTS Business School ở Sydney (Úc), nói.
Kinh doanh kém năng động
Theo báo cáo của Capital Economics, khoảng một phần ba số nhân viên Nhật Bản làm việc kém hiệu quả hơn so với các đồng nghiệp ở Mỹ. Số tiền đầu tư vào quốc gia Đông Á từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng ít hơn so với số tiền được bỏ ra cho các nền kinh tế khác. Chưa kể, hơn một phần tư người dân nước này đă trên 65 tuổi, khiến t́nh h́nh lao động có phần tŕ trệ của Nhật Bản khó được cải thiện. “Không có nhiều năng động trong kinh doanh của Nhật Bản”, trích báo cáo của Capital Economics. Các chuyên gia dự đoán nếu chính phủ Tokyo không mạnh dạn hơn trong các cuộc cải cách, th́ sự bùng nổ tăng trưởng kinh tế của đất nước sẽ sớm bốc hơi trong vài năm tới.
|