Tính tới thời điểm hiện tại S-400 là hệ thống tên lửa mới và hiện đại nhất của Nga. Hiện có rất nhiều quốc gia muốn được sở hữu loại tên lửa này trong đó có cả các đồng minh của Mỹ. Theo đó cũng có nhiều quốc gia muốn tiến hành sao chép loại tên lửa này của Nga.Hệ thống tên lửa pḥng không hiện đại S-400 của Nga là một hệ thống "độc nhất vô nhị" trên thế giới mặc dù đă có những nỗ lực sao chép chúng (S-400). Đó là tuyên bố của Chủ tịch Uỷ ban quốc pḥng Duma Nga nguyên Thượng tướng Vladimir Shamanov.
Tướng Vladimir Shamanov vốn là chỉ huy lực lượng lính dù Nga đă đưa ra câu trả lời trên vào hôm 13-10 trong bối cảnh Moscow và Riyadh vừa thống nhất về hợp đồng chuyển giao các hệ thống S-400 giá trị nhiều tỷ USD.Arab Saudi là "đồng minh Mỹ" thứ hai đặt mua hệ thống pḥng thủ tiên tiến này sau Thổ Nhĩ Kỳ và là khách hàng thứ 3 chính thức của S-400. Nếu tính cả hợp đồng ghi nhớ với Ấn Độ th́ 4 có 4 quốc gia đă đặt hàng hệ thống pḥng không được coi là hiện đại nhất của Nga hiện nay.
Trong khi đó Cố vấn Tổng thống Nga về Vladimir Kozhin, cố vấn của Tổng thống Nga Putin về vấn đề vũ khí đă úp mở khi nói rằng con số khách hàng của S-400 có thể tăng lên 10 trong thời gian tới, bao gồm nhiều quốc gia tại châu Á và Trung Đông.
Số lượng hợp đồng khiến Almaz-Altey, nhà sản xuất hệ thống tên lửa pḥng không hiện đại S-400, phải lên tiếng rằng năng lực sản xuất của họ là có hạn.
Tuy nhiên việc S-400 "đắt hàng" cũng gây lo ngại v́ có thể các khách hàng sẽ tiến hành sao chép như trường hợp Su-27 hay S-300 trước đây. Thượng tướng Vladimir Shamanov đă trấn an bằng việc khẳng định các bản nhái không thể đạt được chất lượng như S-400 bởi hệ thống này có những công nghệ mà có rất ít quốc giá nắm được."Tôi sẽ không nêu tên họ (những quốc gia đang cố gắng sao chép S-400), họ có thể cho nó (bản sao S-400) xuất hiện trong các cuộc duyệt binh nhưng họ sẽ không bao đạt được chất lượng (như S-400). Nghành công nghiệp (quân sự) đă tạo ra các công nghệ cao và chúng vẫn hữu dụng".Tuyên bố của tướng Vladimir Shamanov là có cơ sở bởi 4 khách hàng đầu tiên sẽ chỉ nhận được các bản xuất khẩu (đă rút gọn) của S-400. Theo Đại tá Viktor Murakshovsky, Tổng biên tập Tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc" của Nga bản xuất khẩu của S-400 không có các công nghệ mang tính tuyêt mật của quân đội Nga.
"Những nỗi lo lắng về việc ṛ rỉ công nghệ đang bị đồn thổi một cách thái quá, đặc biệt là đối với tên lửa pḥng không. Thậm chí nếu như họ có tháo dỡ từng cái ốc vít của S-400 nhằm t́m ra bí công nghệ bên trong, họ sẽ trắng tay với tham vọng của ḿnh", Mikhail Khodarenko, cựu kiêm Tổng biên tập Tạp chí Pḥng không – nhận định.
|