Trước các lệnh trừng phạt nghiêm khắc dồn Triều Tiên đến tận chân tường. Hoạt động mua bán hải sản vẫn diễn ra ở biên giới Triều Tiên-Trung Quốc, bất chấp lệnh trừng phạt. Không khó để t́m mua cua khổng lồ Triều Tiên ở Trung Quốc.
Triều Tiên đang trở thành mối đe dọa và là nỗi hổ thẹn lớn với Trung Quốc, quốc gia đang cố gắng nhưng không đem lại hiệu quả”, ông Trump từng nói.
Trong động thái cứng rắn với Triều Tiên cũng như nhằm xoa dịp Tổng thống Mỹ, Trung Quốc đă áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất với Triều Tiên như ngừng nhập khẩu hải sản, hàng dệt may và hạn chế xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ sang Triều Tiên.
Để t́m hiểu xem điều ǵ khiến ông Trump thất vọng, phóng viên CNN đă đến thành phố Hunchun của Trung Quốc, nơi nằm giữa biên giới Nga và Triều Tiên.
Khu vực này giao thoa giữa nhiều nền văn hóa và nổi tiếng với sản phẩm chế biến từ hải sản.
Cua và hải sản đánh bắt từ Triều Tiên bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc kể từ hồi tháng 8, theo lệnh cấm do Liên Hợp Quốc ban hành.
Theo CNN, Triều Tiên thu về khoảng 300 triệu USD mỗi năm từ việc xuất khẩu hải sản, chủ yếu sang nước láng giềng Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hoạt động thương mại này giúp B́nh Nhưỡng có tiền để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Có mặt tại thành phố Hunchun, phóng viên CNN nhận thấy hoạt động mua bán, chế biến hải sản ở đây không nhộn nhịp như trước. Nhưng đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, bởi người ta không khó để t́m mua hải sản có nguồn gốc từ Triều Tiên.
“Những con cua này mới được nhập về từ Triều Tiên đêm hôm qua”, một phụ nữ bán hàng nói, trong khi đem con cua khổng lồ ra khỏi bể nước. “Giá cả có tăng lên một chút so với trước đây”, người phụ nữ nói thêm.
Có mặt tại một cửa hàng khác, phóng viên CNN không khó để t́m mua hải sản Triều Tiên. “Những con cua khổng lồ này mới được nhập về từ Triều Tiên cách đây 4 ngày”, một chủ cửa hàng nói.
Theo lời kể của người dân địa phương, đối tác bên Triều Tiên sẽ đem cua bọc vào túi bóng rồi đem “thả trôi” sang bờ bên kia trên sông Tumen, biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
“Cả hai bên đều đă liên hệ với nhau từ trước. Chúng tôi không lo ngại lắm về chất lượng nguồn hàng”, một thương lái Trung Quốc nói.
Chỉ 10 phút đi chợ hải sản, phóng viên CNN đă nhận được vô số lời mời chào, chế biến thành món ăn hấp dẫn ngay lập tức.
Hiện chưa rơ liệu lượng hải sản Triều Tiên ngầm xuất sang Trung Quốc là bao nhiêu, trong bối cảnh Liên Hợp Quốc đă bắt đầu chú ư đến hoạt động giao thương ở thị trường chợ đen.
“Triều Tiên đă và đang ngầm xuất hải sản sang Trung Quốc, ngay cả trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực”, Justin Hastings, giáo sư đến từ Đại học Sydney nói.
“Nhiều hải sản Triều Tiên c̣n được bán dưới mác Trung Quốc. Không có cách nào để truy ra nguồn gốc thực sự”, giáo sư Hastings nói.
Theo CNN, chính phủ Trung Quốc không trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề hải sản Triều Tiên ở thành phố Hunchun.
“Trung Quốc hiểu cấm vận theo cách khác so với Mỹ”, Hastings nói. Họ chỉ áp dụng các biện pháp cứng rắn trong vài tháng, thậm chí vài ngày để “Triều Tiên hiểu là họ không hài ḷng với những ǵ đang diễn ra”.
Nhưng cũng không công bằng khi nói Trung Quốc khoanh tay đứng nh́n v́ nước này đă áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất với Triều Tiên. Trung Quốc chỉ không muốn gây ra t́nh trạng bất ổn ở Triều Tiên.
Và do đó, những con cua khổng lồ Triều Tiên ngày ngày vẫn không ngừng xuất hiện trên đường phố Trung Quốc bằng nhiều cách khác nhau.