VBF-Nước Anh đă quyết về vấn đề rời khỏi Liên minh EU. Nhưng đằng sau ư đồ này th́ ra là nước Anh đă muốn gia nhập khối NAFTA, trong đó quan trọng có Mỹ. Khối này sẽ được hưởng thương mại tự do với Mỹ và tất nhiên là Bắc Mỹ. Thấy miếng mồi lớn hơn nên từ bỏ miếng mồi nhỏ, điều dễ hiểu.
Anh có thể tham gia vào một liên minh thương mại xuyên Đại Tây Dương với Mỹ, Canada và Mexico trong trường hợp không đạt được một thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) về Brexit.
Anh cân nhắc tham gia NAFTA nếu không đạt được thỏa thuận về Brexit với EU. Ảnh minh họa: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Anh ngày 10/10, Chính phủ của Thủ tướng Theresa May (Thê-rê-xa Mây) đang nghiên cứu khả năng tham gia Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), để chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là không đạt được thỏa thuận với EU về giai đoạn hậu Brexit. Tham gia NAFTA có thể giúp Anh thúc đẩy thương mại với 3 trong số những nền kinh tế hàng đầu thế giới, với tổng GDP lên đến 17.200 tỉ bảng Anh (khoảng 22.000 tỷ USD), so với GDP 12.700 tỉ bảng (gần 17.000 tỷ USD) của EU. Nếu có sự tham gia của Anh, NAFTA sẽ chiếm đến hơn 30% nền kinh tế toàn cầu.
Tham gia vào khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương này cũng được cho là sẽ tạo cơ hội để các nhà xuất nhập khẩu của Anh tiếp cận tốt hơn vào các thị trường Mỹ, Canada và Mexico mà không phải đàm phán riêng rẽ các thỏa thuận thương mại tự do với từng nước. Viễn cảnh này cũng đồng nghĩa với việc có đến 3 trong số nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) là Anh, Mỹ và Canada cùng là thành viên của một liên minh thương mại tự do chính thức, với sức ảnh hưởng chính trị và kinh tế to lớn. Hiện một nhóm công tác thuộc Bộ Thương mại Quốc tế của Anh đang nghiên cứu khả năng trên trong khuôn khổ “Dự án hậu Brexit”, chuẩn bị cho kịch bản Anh kết thúc đàm phán rời khỏi "mái nhà chung" EU mà không đạt được thỏa thuận nào về thương mại và quan hệ song phương.
Trước đó một ngày, Thủ tướng Anh May đă vạch ra những kế hoạch chi tiết cho các thỏa thuận hải quan và thương mại giữa Anh và EU giai đoạn hậu Brexit, trong đó bao gồm cả khả năng hai bên không đạt được thỏa thuận nào. Bà tuyên bố Chính phủ Anh đang “chuẩn bị cho mọi t́nh huống” trong các cuộc đàm phán Brexit, trong đó hai văn bản chính sách mới về thương mại và thuế quan cho thấy London đă sẵn sàng đi theo con đường riêng của ḿnh. Anh hy vọng những kế hoạch này có thể phá vỡ bế tắc hiện nay bằng cách chứng tỏ cho EU thấy Anh rất nghiêm túc trong việc từ bỏ các cuộc đàm phán nếu thấy cần thiết.
Ư tưởng Anh tham gia các khối thương mại hiện có sau Brexit đă được đưa ra từ trước, trong đó phải kể đến việc các quan chức Australia và Canada từng thúc giục Anh nghiên cứu khả năng này vào đầu năm nay. Cũng có cả gợi ư về việc Anh có thể gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái B́nh Dương (TTP) gồm 12 nước, mặc dù tương lai của sáng kiến này đang bị đặt dấu chấm hỏi lớn sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận. Ông Trump cũng có quan điểm phản đối ngay chính NAFTA, nhưng các quan chức trong Chính phủ Anh cho rằng hiệp định này sẽ trụ lại được sau nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump./.