Biết Mỹ không dám tấn công, Triều Tiên ngày càng không biết sợ là ǵ. Nhật Mỹ đang tăng sức ép tối đa lên B́nh Nhưỡng. Kim Jong Un sẽ xoay sở ra sao đây?
Một quan chức cao cấp của Chính phủ Nhật Bản trả lời báo giới ngày 4-10 cho biết, trong một cuộc điện đàm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump đă nhất trí cần duy tŕ sức ép tối đa lên Triều Tiên.
Công nhân người Triều Tiên làm việc ở một nhà máy sản xuất giày tại Đan Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Áp lực nhiều mặt
Trả lời các phóng viên, Thủ tướng Abe nêu rơ, ông và Tổng thống Donald Trump đă tái khẳng định sẽ “phối hợp chặt chẽ” về mối đe dọa đến từ các chương tŕnh phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Trước đó, theo Yonhap, trong một cuộc họp báo, Nghị sĩ Choung Byoung-gug thuộc đảng Bareun đối lập tại Hàn Quốc bất ngờ tiết lộ thông tin, kể từ vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên trong tháng 9 vừa qua, Mỹ đă dừng toàn bộ các kênh đối thoại với B́nh Nhưỡng. Khi được phóng viên hỏi tính xác thực của nguồn tin này, ông Choung khẳng định ḿnh được cung cấp thông tin sau khi gặp gỡ với khoảng 20 quan chức, nghị sĩ và chuyên gia Mỹ tại Washington kể từ ngày 1-10.
Trong diễn biến liên quan, hăng thông tấn Kyodo dẫn các nguồn thạo tin cho biết, chính quyền TP Đan Đông của Trung Quốc (nằm ở biên giới với Triều Tiên) đă cảnh báo các công ty địa phương rằng họ sẽ bị phạt tiền nếu thuê mới các lao động Triều Tiên, vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc. Mức tiền phạt có thể lên tới 5.000 nhân dân tệ (khoảng 750USD) với mỗi người lao động.
Bên cạnh đó, các công ty phải tự nguyện đưa những lao động người Triều Tiên nói trên trở về nước, nếu không sẽ bị phạt thêm tiền. Những người đă được cấp phép lao động trước đó được tiếp tục ở lại làm việc cho đến khi giấy phép hết hạn.
Ngày 23-9 vừa qua, Trung Quốc đă thông báo cấm xuất khẩu một số sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên, đồng thời cấm nhập khẩu các mặt hàng dệt may từ nước này.
Không lùi bước
Về phần ḿnh, Triều Tiên cho rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ và cộng đồng quốc tế nhằm vào B́nh Nhưỡng mặc dù đang “gây thiệt hại nặng nề” nhưng sẽ không có hiệu quả. Bên cạnh đó, Triều Tiên khẳng định các lệnh trừng phạt không thể khiến nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Hăng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải một tuyên bố từ một người phát ngôn của Ủy ban Điều tra thiệt hại do các lệnh trừng phạt Triều Tiên, nhấn mạnh: “Thiệt hại to lớn mà các lệnh trừng phạt gây ra đối với sự phát triển của đất nước cũng như cuộc sống của người dân Triều Tiên là ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, sẽ là một giấc mơ ngốc nghếch nếu nghĩ rằng những lệnh trừng phạt này sẽ có hiệu quả đối với Triều Tiên”.
Theo người phát ngôn này, các lệnh trừng phạt đă không thể ngăn cản Triều Tiên chính thức trở thành một quốc gia hạt nhân và liên tục đạt được những tiến triển trong việc xây dựng một nền kinh tế vững mạnh trong hơn 50 năm qua.
Triều Tiên cũng chỉ trích sắc lệnh của Mỹ về các biện pháp trừng phạt nước này sau vụ thử hạt nhân mới nhất của B́nh Nhưỡng, đồng thời kêu gọi Washington ngừng chính sách thù địch chống B́nh Nhưỡng.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc Ja Song-nam cũng cáo buộc Mỹ phong tỏa kinh tế đối với nước ông và triển khai các khí tài hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhằm lật đổ nhà lănh đạo Kim Jong-un.