Triều Tiên đang thực sự trở thành mối nguy hại cho loài người khi họ liên tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Các chuyên gia phân tích rằng nếu Triều Tiên thử đầu đạn hạt nhân trong khí quyển, điều này sẽ tạo ra nhiều rủi ro chết người cho rất nhiều bên.
V́ thế nếu Triều Tiên xúc tiến thực hiện lời đe dọa của họ là tiến hành một cuộc thử hạt nhân ở Thái B́nh Dương th́ đây sẽ là một động thái tiềm tàng rất nhiều rủi ro nguy hiểm cho Mỹ, cho bản thân Triều Tiên cũng như cho khu vực nơi vụ nổ hạt nhân đó xảy ra.
H́nh ảnh đáng sợ từ một vụ thử bom hạt nhân. Ảnh: Feelguide.
Tất cả 6 cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên trước đây đều diễn ra dưới ḷng đất và do vậy Triều Tiên có thể kiểm soát được các phát xạ phóng xạ. Tuy nhiên, một vụ thử bom nhiệt hạch (loại bom hạt nhân cực mạnh) trong bầu khí quyển trên Thái B́nh Dương lại đặt ra muôn vàn nguy cơ cho các cộng đồng dân cư bên dưới đường bay của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Các cơn gió mạnh cũng có thể làm cho mây phóng xạ phát tán đi xa, gây ra t́nh trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đó là lư do v́ sao Mỹ và Liên Xô cấm các vụ thử như thế này bằng hiệp ước cấm thử hạt nhân đầu tiên, cách nay hơn nửa thế kỷ.
Rủi ro cho chính Triều Tiên
Có thể Triều Tiên muốn dùng các nguy cơ trên để nắn gân chính quyền Mỹ hiện nay cũng như chính quyền của Nhật Bản và các nước khác muốn phong tỏa tài chính và thương mại của Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một cuộc thử bom nhiệt hạch trong khí quyển cũng tạo ra rủi ro lớn cho chính Triều Tiên ngang với cho các đối thủ của họ.
Siegfried S. Hecker, cựu giám đốc Thư viện Quốc gia Los Alamos và chuyên gia vũ khí hạt nhân, cho biết, “hiện không rơ năng lực của Triều Tiên đến đâu”.
Vụ thử đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa của Mỹ vào năm 1962. Ảnh: Getty.
Tiến sĩ Hecker phân tích thêm: “Bên cạnh đó, một cuộc phóng tên lửa có gắn đầu đạn thật như là bom H, đặt ra một nguy cơ cực kỳ lớn”. Cụ thể, ông nhắc lại các vụ Mỹ thử đầu đạn hạt nhân vào thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh, trong đó “một quả đạn nổ ngay trên bệ phóng và một quả buộc phải hủy ngay sau khi phóng, tạo ra t́nh trạng ô nhiễm phóng xạ lớn”.
Tất nhiên, theo các quan chức t́nh báo Mỹ đương nhiệm và đă nghỉ hưu th́ Triều Tiên có nghiên cứu lịch sử các vụ thử hạt nhân kiểu này. Nhưng bất chấp điều đó, sức hấp dẫn từ một vụ thử trong khí quyển vẫn rất hấp dẫn: Nó có thể gây ra ở đối thủ một nỗi sợ hăi mà một vụ nổ trong hầm ngầm không thể đạt được.
Vụ nổ trong ḷng đất chỉ cảm nhận được qua thang địa chấn Richter, c̣n vụ nổ như Mỹ đă tiến hành vào năm 1948 ở đảo Bikini Atoll tạo ra một đám mây nấm đáng sợ.
Năm 1954, một sự cố xảy ra vào trong vụ nổ mang mật danh Castle Bravo. Vụ nổ này rốt cuộc mạnh gấp 3 lần so với các nhà thiết kế bom dự kiến ban đầu do họ đă tính toán nhầm về sức mạnh của các nhiên liệu hạt nhân trong quả bom. Hậu quả là, vụ nổ đă phát tán vật liệu phóng xạ ra rất rộng, khắp toàn cầu. Chính vụ nổ Castle Bravo này đă thúc đẩy chiến dịch kêu gọi chấm dứt thử hạt nhân trong khí quyển.
Trải nghiệm của Trung Quốc
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho vừa rồi đă không nói rơ về loại thử hạt nhân mà họ có thể tiến hành trên Thái B́nh Dương.
Một giả thiết là Triều Tiên sẽ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới một vị trí trống trải ở Thái B́nh Dương và cho nó nổ khi ở trong bầu khí quyển. Mục tiêu của họ sẽ là phô diễn việc họ đă giải quyết được tất cả các vấn đề công nghệ trong việc phóng một quả đạn hạt nhân tới một thành phố ở Mỹ.
Nhưng việc thử hạt nhân kiểu này cực kỳ mạo hiểm. Đă có những nước trải qua những trải nghiệm kinh sợ với nguy cơ từ một vụ phóng như vậy. Chẳng hạn như Trung Quốc – nước này đă phóng một tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân vào năm 1980. Vụ phóng diễn ra suôn sẻ nhưng “người Trung Quốc sau đó thấy rằng các nguy cơ là không thể chấp nhận được”, nên về sau họ đă không bao giờ thử hạt nhân theo cách đó nữa. Đối với trường hợp của Triều Tiên, nguy cơ được đánh giá là c̣n cao hơn nữa.
Ác mộng Đông Á
Heather Conley, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng “đây sẽ là một cơn ác mộng” đối với Đông Á.
Tất nhiên có thể nguy cơ trên sẽ không xảy ra trên thực tế do việc gây nổ một đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa phóng đi từ tàu ngầm hay bệ phóng trên cạn gặp nhiều khó khăn hơn so với cho nổ bên trong ḷng một quả núi, nơi các kỹ sư có nhiều thời gian để chuẩn bị mọi mặt. Đầu đạn hạt nhân phải chịu được sốc, áp lực và trong trường hợp phóng từ tên lửa, phải chịu được nhiệt trong giai đoạn quay trở lại bầu khí quyển – năng lực mà Triều Tiên chưa thể hiện rơ ràng.
Philip E. Coyle III, một nhà khoa học hạt nhân từng phụ trách việc thử hạt nhân của Mỹ, nói rằng đầu đạn hạt nhân nếu gặp sự cố có thể rơi xuống một nước láng giềng hoặc nổ ngay trên bệ phóng nằm bên trong lănh thổ Triều Tiên.
Ngoài ra c̣n có nguy cơ đầu đạn nổ ở giữa chừng khi chưa tới khu vực mục tiêu.
Xác suất tên lửa gặp sự cố là khoảng một lần trong 100 vụ phóng, tỷ lệ này có thể c̣n cao hơn đối với các tên lửa của Triều Tiên. Năm ngoái một loạt tên lửa của Triều Tiên đă liên tục bị thất bại khi phóng đi do tác động từ các cuộc tấn công mạng dưới thời Tổng thống Mỹ Obama. Triều Tiên phải chuyển sang thử loại tên lửa khác th́ mới thành công hơn.
VietBF © sưu tập