Lãnh đạo Triều Tiên dù to mồm chứ trong lòng cũng run như giẽ khi Mỹ dành cho họ những vũ khí nguy hiểm nhất. Ghê gớm nhất có lẽ là oanh tạc cơ B-2.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit của Mỹ.
Theo National Interest, B-2 Spirit là một trong 3 oanh tạc cơ chiến lược của không quân Mỹ. Máy bay ban đầu được chế tạo với mục đích xuyên thủng mạng lưới phòng không Liên Xô và tung đòn tấn công hạt nhân hủy diệt.
Trải qua hàng thập kỷ qua, B-2 Spirit đang ngày càng được cải tiến cho mục đích tấn công chính xác bằng vũ khí thông thường.
Dự án chế tạo máy bay ném bom tàng hình B-2 bắt đầu từ giai đoạn cuối những năm 1970, khi chính quyền Tổng thống Mỹ Jimmy Carter phê chuẩn kế hoạch chế tạo máy bay ném bom tàng hình.
Năm 1981, Tập đoàn Northrop Grumman trúng thầu dự án 7,3 tỷ USD để chế tạo 127 chiếc máy bay ném bom tàng hình hiện đại.
Trước những yêu cầu khắt khe của không quân Mỹ, Northrop đã phải chế tạo nhiều nguyên mẫu, chi 1 tỷ USD để gia tăng sức mạnh phần cánh, giúp oanh tạc cơ có thể bay thấp.
Ngày 22.11.1988, chiếc B-2 đầu tiên xuất hiện với hình dạng giống như một chiếc boomerang. Ở thời điểm ra mắt, mỗi chiếc B-2 có giá tới 515 triệu USD và là mẫu oanh tạc cơ đắt đỏ nhất của Mỹ.
Siêu bom 13.600kg MOP được đưa lên oanh tạc cơ B-2 Spirit.
Đó cũng là thời điểm Quốc hội Mỹ đánh giá lại hiệu quả của dự án, cũng như việc Liên Xô rơi vào khủng hoảng. Cuối cùng, chỉ có 21 chiếc B-2 được không quân Mỹ đặt hàng.
Oanh tạc cơ B-2 dài 21 mét, cao 5 mét, sải cánh 52 mét. B-2 Spirit đạt tốc độ tối đa 1.100 km/giờ và hoạt động ở độ cao tối đa 15.000 mét, tầm xa 10.000km. Máy bay cũng có thể tiếp nhiên liệu ngay trên bầu trời.
Chiếc B-2 được chế tạo từ những vật liệu composite hoàn toàn mới. Gần 80% thành phần bên trong máy bay này được làm từ sợi thủy tinh, carbon, graphite trong khi phần còn lại là nhôm và titan.
Toàn thân B-2 Spirit được phủ lớp hấp thụ sóng radar, khiến cho đối phương chỉ nhận gần như không thể nào xác định được oanh tạc cơ chiến lược Mỹ.
Oanh tạc cơ B-2 có hai khoang vũ khí đặt trong bụng, chứa tối đa 27.000kg bom đạn. Khi được trang bị vũ khí hạt nhân, B-2 Spirit mang theo 16 quả bom hạt nhân B61-7, B61-11 (400kt) hoặc bom nhiệt hạch 1.200kt.
Ngày nay, chiếc B-2 Spirit cũng được cải tiến để mang theo tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.
Sau Chiến tranh Lạnh, nhiệm vụ của chiếc B-2 chủ yếu là dùng vũ khí thông thường tấn công đối phương. Do đó, B-2 Spirit được trang bị 16 quả bom dẫn đường JDAM nặng 900kg.
Để tấn công chính xác mục tiêu dưới mặt đất, B-2 Spirit dùng đến tên lửa đối đất AGM-158 hoặc JASSM-ER (phiên bản nâng cấp tầm bắn).
Oanh tạc cơ B-2 Spirit bên cạnh pháo đài bay B-52 của Mỹ.
Cuối cùng, mỗi chiếc B-2 mang theo tối đa 2 siêu bom MOP nặng 13.600kg, chuyên dùng để phá hủy mục tiêu ẩn sâu dưới lòng đất.
Trong quá khứ, Mỹ từng dùng phi đội B-2 Spirit trong chiến tranh Kosovo năm 1999, chiến tranh Iraq năm 2003 và tấn công khủng bố ở Afghanistan, ném bom lực lượng Libya năm 2011.
National Interest đánh giá, oanh tạc cơ chiến lược B-2 chắc chắn sẽ tham gia vào nhiệm vụ tấn công Triều Tiên nếu căng thẳng leo thang thành xung đột.
Nếu như oanh tạc cơ B-1B có thể phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu Quân sự ở Triều Tiên thì B-2 Spirit có nhiệm vụ tiêu diệt giới lãnh đạo nước này.
Chiếc B-2 cũng có thể ném siêu bom MOP, phá hủy trung tâm chỉ huy, cơ sở hạt nhân ngầm của Triều Tiên dưới lòng đất hoặc nơi lãnh đạo Triều Tiên ẩn náu.
National Interest kết luận, B-2 Spirit có thể đảm nhận trọng trách tấn công mọi mục tiêu trên Trái đất với độ chính xác tuyệt đối. Do đó, đây được coi là loại vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ hiện nay, khiến Triều Tiên phải dè chừng.
Trong tương lai, không quân Mỹ sẽ sử dụng oanh tạc cơ B-21 Raider hiện đại hơn. Nhưng những chiếc B-2 sẽ còn bay trên bầu trời trong ít nhất 20 năm tới.
Therealtz © VietBF