VBF-Lần đầu tiên TT Trump sẽ thăm châu Á vào tháng 11 tới. Ông sẽ tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vấn đề về Bắc Hàn th́ Trung Cộng không đồng nhất với Mỹ.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên sẽ là một trong các chủ đề nóng trên bàn nghị sự tại Đông Bắc Á.
Các nước châu Á đều đang chờ đợi và kỳ vọng chuyến đi lần này của Trump, một Tổng thống vốn là thương gia, sẽ mở ra phương hướng chiến lược ngoại giao thương mại mới.
Sau khi bước chân vào Nhà Trắng, ông Trump đă tiếp tục quán triệt thực hiện triết lư chính trị “Nước Mỹ trên hết” ở phạm vi nội bộ nước Mỹ và trên toàn cầu. Nếu dự đoán thông thường, chương tŕnh hội đàm trong chuyến đi châu Á sắp tới của Trump sẽ tập trung vào vấn đề thương mại, cũng như làm thế nào để ngăn chặn chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, trong đó chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng áp lực đối với Trung Quốc để thúc giục Bắc Kinh thực hiện nghiêm túc lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, bao gồm ngừng cung cấp lương thực và dầu mỏ cho Triều Tiên. Tại cuộc hội đàm nguyên thủ Hàn-Mỹ, trọng tâm thảo luận sẽ tập trung vào các vấn đề: Xác định đối sách với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Hàn-Mỹ, chia sẻ kinh phí đồn trú của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc…. Dư luận cũng quan tâm liệu hai bên có thảo luận về tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hay không.
Trung Quốc và Mỹ hiện đang bất đồng nghiêm trọng trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Chính v́ vậy, một câu hỏi đặt ra là khi đến Trung Quốc và gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận B́nh, ông Trump sẽ lấy phương thức ǵ để đối thoại và đưa ra yêu cầu mới ǵ đối với Trung Quốc. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ đă nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về chính sách thương mại và tỷ giá, bên cạnh đó Mỹ cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ quốc pḥng với Nhật Bản trên cơ sở đồng minh Mỹ-Nhật. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) đă cản trở nỗ lực cùng đẩy mạnh sự phát triển tự do hoá thương mại khu vực châu Á-Thái B́nh Dương của các nước. Lập trường của Trump về việc Mỹ rút khỏi TPP là rất kiên quyết, v́ vậy nếu dư luận cho rằng sau chuyến thăm châu Á sắp tới, ông Trump có thể thay đổi lập trường của ḿnh là điều không thực tế.
Ông Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă gặp nhau hai lần. Dự kiến trong lần gặp tới, hai bên sẽ thảo luận tăng cường hợp tác ngoại giao và quốc pḥng, t́m kiếm sự ổn định và an ninh của khu vực trên cơ sở đồng minh Mỹ-Nhật. Nhưng việc Trump chủ trương chủ nghĩa bảo hộ về kinh tế sẽ là vấn đề mà Nhật Bản sẽ tiếp tục phải đối mặt, thậm chí có thể phải đối mặt với các yêu cầu thương mại nghiêm ngặt hơn mà Mỹ đưa ra cho Nhật Bản, mà việc hạn chế xuất khẩu ôtô sang Mỹ là một trong số những yêu cầu đó. Sau khi tuyên bố rút khỏi TPP, Mỹ cũng muốn triển khai đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đường hướng chống toàn cầu hóa của ông Trump khiến cho các nước cảm thấy lo ngại và đứng trước khó khăn, buộc phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Phương châm “Nước Mỹ trên hết” đă phủ bóng đen lên chính sách ngoại giao của Trump, đồng thời cũng dẫn đến khả năng thay đổi mô h́nh khu vực ở châu Á. Đứng trước t́nh h́nh và các chương tŕnh nghị sự phức tạp trong khu vực, Trump sẽ buộc phải thận trọng về chuyến đi châu Á sắp tới nhằm mở đường cho việc thúc đẩy “ngoại giao thương mại” của Trump.