VBF-Theo những lời khuyên mới nhất của các chuyên gia từ Mỹ th́ chỉ nên ngồi 30 phút trước máy tính. Sau đó phải đứng dậy hoạt động nếu bạn không muốn chết sớm. Bạn nên duỗi tay chân trong 5 phút là ít nhất sau mỗi khi ngồi 30 phút.
Đừng ngồi quá lâu khi làm việc. (H́nh minh họa: Patricia De Melo Moreira /AFP/Getty Images)
“Hăy đứng dậy và cử động sau 30 phút ngồi làm việc” là lời khuyên mới nhất của các chuyên gia sức khoẻ ở Học Viện Sức Khoẻ Hoa Kỳ sau kết quả cuộc nghiên cứu đăng trên Annals of Internal Medicine, theo CNN.
Dựa trên cuộc nghiên cứu với 8,000 người tham gia cho thấy rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa việc ngồi một chỗ quá lâu và nguy cơ bị tử vong sớm. Điều đó có nghĩa là bạn càng ngồi lâu th́ nguy cơ tử vong cũng cao hơn. Tuy nhiên, đối với những ai ngồi không quá 30 phút và đứng dậy cử động cơ thể, th́ nguy cơ mắc bệnh và tử vong sẽ giảm đi rất nhiều.
“Sit less, move more”, hay tiếng Việt có nghĩa là “ngồi ít thôi, di chuyển nhiều vào”, là thông điệp của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ khuyến khích tất cả mọi người nên làm. Tuy vậy, thông điệp đơn giản này dường như ít ai quan tâm và thực hiện, theo giáo sư Keith Diaz, người đứng đầu cuộc nghiên cứu sức khoẻ của trường Đại Học Columbia.
“Điều này cũng giống như là nói với ai đó là nên tập thể dục nhưng chẳng giải thích hay nói là nên tập như thế nào,” Giáo Sư Diaz cho biết. “Chúng ta có sách hướng dẫn tập thể dục aerobic mỗi ngày để giảm cân, nhưng chúng ta lại không có sự hướng dẫn ngồi như thế nào để giữ ǵn sức khoẻ. Hay ít nhất chúng ta phải cho mọi người biết rằng, trong suốt 30 phút liên tục ngồi, bạn phải đứng dậy và di chuyển ít nhất là năm phút với tốc độ nhanh để giảm thiểu nguy cơ sức khoẻ khi ngồi.”
Càng lớn tuổi càng ngồi nhiều
Để hiểu rơ hơn mối quan hệ giữa việc ngồi quá lâu và nguy cơ tử vong sớm, Giáo Sư Diaz và các cộng sự tại trường Đại Học Columbia, trường Đại Học New York (NYU) và Trung Tâm Y Khoa Weill Cornell tập trung khai thác một khía cạnh liên quan đến sự khác biệt giữa địa lư và chủng tộc, qua cuộc nghiên cứu mang tên REGARD, do Viện Y Khoa Hoa Kỳ tài trợ.
“Ban đầu, REGARD được thiết kế để nghiên cứu và kiểm tra tại sao người da đen (đặc biệt là người da đen ở miền Nam nước Mỹ) lại có nguy cơ đột qụy cao hơn so với da trắng,” Giáo Sư Diaz nói. Ông và các cộng sự theo dơi hơn 7,000 người tham gia da trắng và da đen từ 45 tuổi trở lên trong suốt bốn năm liền bằng cách gắn vào hông những người tham gia dụng cụ đo khoảng thời gian ngồi. Các nhà nghiên cứu ghi nhận có khoảng 340 ca tử vong được xem là “tử vong do mọi nguyên nhân,” tức là chết ở bất cứ nguyên do nào.
Khi phân tích các dữ liệu, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khoảng thời gian tịnh, tức là thời gian ngồi yên một chỗ và không hoạt động, hầu như chiếm trung b́nh khoảng 12,3 giờ trong 16 giờ trung b́nh thức dậy của người lớn tuổi trong một ngày.
“Khi chúng ta già đi, các chức năng cơ thể và tinh thần của chúng ta dần dần chậm lại, khiến chúng ta muốn ‘tĩnh’ nhiều hơn,” Giáo Sư Diaz giải thích.
Các cuộc nghiên cứu khác cho thấy trung b́nh một người trưởng thành ngồi khoảng từ chín đến 10 tiếng mỗi ngày. Và con số này ngày càng tăng lên khi chúng ta già đi. Ngoài ra, đối với những ai ngồi hơn 13 tiếng mỗi ngày có nguy cơ tử vong 200% so với những ai ngồi ít hơn khoảng 11 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, những ai ngồi thường xuyên trong ṿng 30 phút có nguy cơ tử vong thấp hơn 55% so với những người ngồi suốt một chỗ hơn 30 phút mỗi ngày.
Cuối cùng, những người ngồi thường xuyên hơn 90 phút có nguy cơ tử vong gấp hai lần so với những người thường ngồi ít hơn 90 phút.
Ngồi quá lâu khiến bạn dễ bị bệnh và có nguy cơ tử vong sớm cho dù có tập thể dục mỗi ngày. (H́nh minh họa: Anwar Amro/AFP/Getty Images)
Tại sao?
Tại sao việc ngồi quá lâu một chỗ không hoạt động đem lại nhiều tiêu cực vẫn là một dấu hỏi lớn, theo Tiến Sĩ David A. Alter, phó giáo sư trường đại học Toronto ở Ontario. Một số chuyên gia nhận định rằng v́ ngồi quá lâu sẽ làm giảm sự nhạy cảm insulin, khiến insulin giảm khả năng chuyển hoá mô mỡ thành năng lượng ATP cung cấp hoạt động sống cho cơ thể. Một số nhận định khác th́ cho rằng, lượng calories cần để đốt tăng dần khi ngồi lâu.
Cuộc nghiên cứu của Giáo Sư Diaz tập trung vào hai yếu tố: thời gian cơ thể tịnh và thời gian nghỉ ngơi không bị gián đoạn. Tiến Sĩ Alter cho biết, “Những người có thời gian nghỉ ngơi liên tục 30 phút trở lên có nguy cơ tử vong cao nhất nếu thời gian tịnh cũng tăng lên 12.5 giờ một ngày.”
Bác Sĩ Suzanne Steinbaum, giám đốc bệnh viện Lenox Hill ở New York cho biết, “ngồi càng lâu th́ sẽ càng tệ, v́ nó sẽ tác động tiêu cực đến tim mạch lâu dài mà đôi khi chúng ta không để ư đến.”
Khi được hỏi nếu thay thế bằng các bàn cao hơn để người làm công việc văn pḥng sẽ đứng thay v́ ngồi th́ có giúp ích cho cơ thể không, Giáo Sư Diaz nói, “Có rất ít bằng chứng cho thấy rằng đứng liên tục là một cách thay thế lành mạnh hơn là ngồi lâu. V́ vậy, chúng tôi khuyên rằng đối với ai có công việc phải ngồi trong thời gian dài, bạn nên nghỉ ngơi, đứng dậy, cử động tay chân, giăn cơ mỗi 30 phút. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng thói quen thay đổi này có thể làm giảm nguy cơ tử vong của bạn.” (K.D)