Tên lửa pḥng không tầm xa S-200 của Triều Tiên có sức mạnh ra sao? Vũ khí này có thể giúp Triều Tiên bắn hạ oanh tạc cơ Mỹ? Khả năng này được cho là ít xảy ra.
Tên lửa pḥng không tầm xa S-200 của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 25/9 đe dọa nước này sẽ bắn hạ oanh tạc cơ chiến lược Mỹ ngay cả khi chúng không hoạt động trong không phận Triều Tiên. Giới chuyên gia đánh giá B́nh Nhưỡng đủ khả năng bắn hạ máy bay ném bom của Washington, nhưng sẽ không tiến hành biện pháp cực đoan này, theo National Interest.
Theo chuyên gia Dave Majumdar, mục tiêu mà Triều Tiên nhắm đến trong tuyên bố cứng rắn này là các oanh tạc cơ B-1B Lancer Mỹ thường xuyên tuần tra gần không phận nước này. Một oanh tạc cơ B-1B hôm 23/9 đă bay trên không phận quốc tế dọc bờ biển Triều Tiên, thực hiện chuyến bay xa nhất về phía bắc khu vực phi quân sự (DMZ) trong thế kỷ 21.
Giới quân sự cho rằng để tiêu diệt được oanh tạc cơ Mỹ, Triều Tiên có thể sử dụng các hệ thống pḥng không của ḿnh hoặc điều tiêm kích để đánh chặn.
Không quân Triều Tiên có tương đối ít tiêm kích hiện đại, với mũi nhọn gồm tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-29 và MiG-23 có thể đe dọa đến oanh tạc cơ Mỹ. Nhưng nhiều chuyên gia tin rằng nhiều chiếc MiG-29, loại tiêm kích hiện đại nhất của Triều Tiên, không thể hoạt động v́ thiếu phụ tùng thay thế và bảo dưỡng.
Ngay cả trong trạng thái tốt nhất, các phi đội MiG-29 khó có thể vượt qua đội h́nh chiến đấu cơ hộ tống Mỹ để áp sát oanh tạc cơ B-1B, B-52 và B-2 và tung đ̣n tấn công. Cơ hội duy nhất để không quân Triều Tiên tấn công oanh tạc cơ Mỹ là khi chúng không có tiêm kích hộ tống, điều gần như không thể xảy ra trong t́nh h́nh hiện nay.
Cách tốt hơn để bắn hạ oanh tạc cơ Mỹ là sử dụng hệ thống tên lửa pḥng không tầm xa và tầm trung. Hầu hết mạng lưới pḥng không Triều Tiên bao gồm khí tài lạc hậu từ thời Liên Xô, ngoại trừ một số vũ khí tự phát triển có uy lực mạnh như tên lửa tầm xa KN-06.
Mạng lưới tên lửa pḥng không Triều Tiên trước khi biên chế mẫu KN-06. Đồ họa: Blogspot.
"Triều Tiên có một số tên lửa pḥng không Liên Xô như S-75 Dvina, S-125 Pechora, S-200 vẫn hoạt động tốt. Họ cũng tự sản xuất và nâng cấp ḍng S-75, bên cạnh hệ thống KN-06 hiện đại mới được biên chế đầu thập niên 2010", học giả Vasily Kashin thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và châu Âu của Trường kinh tế Cao cấp Moscow, cho biết.
Hiện chưa rơ B́nh Nhưỡng đă sản xuất được bao nhiêu tổ hợp tên lửa pḥng không KN-06, nhưng nó được đánh giá là vũ khí có uy lực ngang ngửa hệ thống pḥng không tầm xa S-300 của Nga. KN-06 (Pongae-5) được Triều Tiền phát triển và phóng thử nghiệm thành công lần đầu vào tháng 6/2011, có thể ứng dụng nhiều công nghệ từ dự án chế tạo bản nhái tên lửa S-300 của Iran.
Không có nhiều thông tin được công khai về tổ hợp này. H́nh ảnh do Triều Tiên công bố cho thấy tên lửa của KN-06 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn và ứng dụng phương pháp phóng lạnh. Tổ hợp này được trang bị radar mảng pha quét điện tử và hệ thống dẫn đường qua tên lửa (TVM). Quả đạn có tầm bắn tối đa trên 150 km, được lắp đầu đạn nổ mạnh nặng 120-500 kg.
Một tổ hợp KN-06 được cho là gồm xe chỉ huy, đài radar điều khiển hỏa lực và 6-12 xe phóng đạn. Cơ cấu này tương đồng với tổ hợp HQ-9/FD-2000 do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, tầm chiến đấu của KN-06 có phần vượt trội, gần tương đương với hệ thống S-300PMU-1 của Nga. Với tầm bắn và uy lực đó, KN-06 hoàn toàn có thể hạ được oanh tạc cơ Mỹ hoạt động gần Triều Tiên.
Tên lửa KN-06 phóng thử hồi năm 2016. Ảnh: KCNA.
Tuy nhiên giới chuyên gia quân sự cho rằng khả năng cảnh giới, quan sát tầm xa của Triều Tiên hiện nay rất hạn chế, khiến họ khó có thể kịp thời phát hiện để tung đ̣n tấn công oanh tạc cơ Mỹ hoạt động gần không phận.
Theo chuyên gia Kyle Mizokami, lời đe dọa mới nhất của Triều Tiên không thể ngăn oanh tạc cơ Mỹ áp sát không phận của nước này trong tương lai, nhưng Washington sẽ buộc phải triển khai thêm tiêm kích hộ tống và máy bay cảnh báo sớm cho mỗi nhiệm vụ.
Triều Tiên có đủ sức bắn hạ chiến đấu cơ Mỹ, nhưng hành động này sẽ dẫn tới leo thang quân sự giữa hai nước. Khi đó, Washington và B́nh Nhưỡng sẽ phải đánh đổi rất nhiều thứ, thay v́ chỉ khẩu chiến như hiện nay, Mizokami nhấn mạnh.