Ngày 20-9 (giờ New York), tại trụ sở Liên hiệp quốc (LHQ), Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đă cùng với người đồng cấp Iran Javad Zarif có cuộc gặp lần đầu tiên quan trọng. Hai bên đă có những nỗ lực để cùng với các đối tác ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran được kư năm 2015.
Cuộc họp của 6 nước tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran tại trụ sở Liên hiệp quốc
Đa số muốn duy tŕ thỏa thuận
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini chủ tŕ cuộc họp kín để thảo luận về thỏa thuận này, vốn bị Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ từ bỏ trừ khi nó được đàm phán lại. Thỏa thuận sẽ hết hạn vào ngày 15-10 nếu không được gia hạn.
Theo Reuters, bà Federica Mogherini cho biết, tất cả các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân của Iran (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) đều nhất trí thỏa thuận này nên tiếp tục duy tŕ và những phàn nàn của Mỹ về hành vi khác của Iran nên được thảo luận riêng rẽ bên ngoài phạm vi của thỏa thuận.
Bà Mogherini nói với các phóng viên khi kết thúc cuộc họp cho biết Mỹ cũng đă đồng ư rằng Iran vẫn tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, chính thức mang tên Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Bà Mogherini nói thỏa thuận “đang phát huy hiệu lực và việc duy tŕ thỏa thuận là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay”.
Trả lời câu hỏi của truyền h́nh CBS News, bà Mogherini nói: “Không có cuộc thảo luận nào về những thay đổi v́ thỏa thuận này được thể hiện trong Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ”. Tuy nhiên, bà Mogherini cho biết bản thân không thể đảm bảo Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận này hay không, nhưng nhấn mạnh EU cam kết duy tŕ. Cuộc họp báo tại LHQ cũng có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif.
Mỹ rút hay không?
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Đại hội đồng LHQ rằng ông đă có “quyết định” về thỏa thuận hạt nhân của Iran mặc dù chưa công bố. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho biết tại một cuộc họp báo rằng ông vẫn không biết Tổng thống Donald Trump đă quyết định những ǵ v́ tổng thống “không chia sẻ điều đó với bất cứ ai”. Theo ông Tillerson, Tổng thống Donald Trump sẽ duy tŕ thỏa thuận nếu điều đó phục vụ lợi ích của người Mỹ.
Tháng 8 vừa qua, Đại sứ Mỹ tại LHQ Haley đă gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano nhằm tập trung vào việc cố gắng gây áp lực để Iran chấm dứt thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo, vấn đề nằm ngoài thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, trong lá thư ngày 2-8 gửi cho Đại sứ Italia Sebastiano Cardi, người đứng đầu ủy ban về các biện pháp trừng phạt của Iran tại LHQ và Tổng thư kư LHQ Antonio Guterres, bà Haley, đă lập luận thay mặt cả Pháp, Đức, Anh rằng Iran đă hành động không phù hợp với thỏa thuận hạt nhân bằng cách thử nghiệm tên lửa Simorgh có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông vẫn chưa từ bỏ việc thuyết phục ông Donald Trump thay đổi quan điểm về thỏa thuận nói trên.
Trước đó, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ ngày 20-9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran là một “vấn đề khép kín” và không thể mở rộng hay thay đổi dưới bất kỳ h́nh thức nào. “Đây là một công tŕnh xây dựng mà nếu bạn lấy đi một viên gạch th́ toàn bộ ṭa nhà sẽ sụp đổ”, Washington Post dẫn lời ông Rouhani. Theo Tổng thống Iran, các quan chức Mỹ phải hiểu vấn đề như vậy. Ông Rouhani nói, nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận, Iran có thể tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium quy mô lớn hơn.