Mọi người chỉ nh́n thấy Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhâ, đe dọa cả thế giới. Điều đó cũng làm Mỹ và đồng minh phải sôi máu. Vậy mà bây gờ B́nh Nhưỡng c̣n biết đến với mạng lưới ngầm vươn tới Syria, châu Phi.
Người Triều Tiên đă “hiện diện rộng răi” ở châu Phi và Trung Đông, đặc biệt là ở Syria, nơi họ đang tham gia nhiều hoạt động bí mật như bán hệ thống tên lửa đất đối không, hăng thông tấn Nhật Bản Kyodo hôm qua dẫn báo cáo của một nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc (LHQ).
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một lần giám sát thử vũ khí. Ảnh: KCNA.
Triều Tiên sẽ bị cấm vận những ǵ theo lệnh trừng phạt mới?
Nga không công nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân
Đại sứ Triều Tiên: ‘Mỹ sẽ phải hứng chịu nỗi đau chưa từng thấy’
"Ban chuyên gia đang điều tra thông tin về hoạt động liên quan đến hóa chất, tên lửa đạn đạo và vũ khí truyền thống giữa Syria và Triều Tiên, trong đó có các hoạt động trong chương tŕnh tên lửa Scud của Syria và hoạt động bảo tŕ, sửa chữa các hệ thống pḥng thủ tên lửa đất đối không của Triều Tiên”, báo cáo dài 37 trang viết.
Báo cáo do ban chuyên gia gồm 8 thành viên soạn thảo sau khi điều tra các cá nhân và tổ chức liên quan đến Công ty Thương mại phát triển khai khoáng Triều Tiên (KOMID) tại Syria. Nằm trong danh sách cấm vận của cả Mỹ và Hội đồng Bảo an LHQ, KOMID bị cho là dính dáng đến hoạt động xuất khẩu trang thiết bị liên quan tên lửa đạn đạo và vũ khí truyền thống bị cấm theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA).
Theo báo cáo, hai quốc gia (không được nêu tên) đă chặn các chuyến tàu chở hàng đến Syria chở hàng hóa theo một hợp đồng mà KOMID kư với Syria. Liên minh châu Âu và Mỹ xác định bên nhận hàng là các thực thể hoạt động như những công ty b́nh phong cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học Syria - tổ chức bị cáo buộc liên quan hoạt động trao đổi hàng cấm. Theo báo cáo, trung tâm này bị các nước thành viên LHQ cáo buộc là đứng sau chương tŕnh vũ khí hóa học của Syria. Cũng theo báo cáo, một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác minh thông tin Triều Tiên có thể đang cung cấp các hệ thống pḥng thủ di động, tên lửa đất đối không và radar đến châu Phi. Những hoạt động này liên quan đến Công ty Thương mại Haegeumgang của Triều Tiên và Công ty Monte Binga do chính phủ Mozambique quản lư.
Công ty thương mại của Triều Tiên cũng bị nghi ngờ đang đảm trách việc sửa chữa và nâng cấp hệ thống tên lửa đất đối không của Tanzania khi nước này đang có nhu cầu sửa chữa hệ thống radar pḥng không của họ. Giá trị hợp đồng giữa hai nước khoảng 10,49 triệu euro (khoảng 285 tỷ đồng).
Báo cáo viết rằng, Triều Tiên tiếp tục vi phạm các biện pháp trừng phạt tài chính bằng cách “cử người ra nước ngoài để thực hiện các giao dịch tài chính”, với những hoạt động bị cấm do thiếu “khuôn khổ pháp lư và quy định trong nước phù hợp”, đặc biệt ở châu Á. Một số quan chức Triều Tiên bị cho là tham gia hoạt động tài chính trái phép như mở nhiều tài khoản ngân hàng ở cùng một nước láng giềng của nước mà họ đang làm việc, hay dùng tên của người thân và các công ty b́nh phong.
Trong cuộc điều tra các thành viên trong gia đ́nh hai quan chức của Tổng cục Trinh sát và một đại diện Ngân hàng Phát triển thống nhất Triều Tiên - những người đă bị phong tỏa tài sản ở Pháp - báo cáo nói rằng, ông Kim Su Gwang, một điệp viên Triều Tiên, mở nhiều tài khoản ngân hàng ở Italy bằng tên thật của ông. Một trường hợp tương tự liên quan đến người của KOMID mà Đại sứ quán Triều Tiên ở Nam Phi dùng tên để lập một tài khoản ngân hàng ở nước láng giềng Namibia. “Những vụ việc này là ví dụ cho thấy mạng lưới ngầm của Triều Tiên đang sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để khiến các hoạt động của họ khó bị phát hiện”, báo cáo viết.
Được lập ra năm 2009, Ban chuyên gia LHQ gồm các đại diện từ Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nam Phi. Trong báo cáo, nhóm chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng, những hạn chế trong triển khai các biện pháp trừng phạt cùng với cách luồn lách của Triều Tiên đang làm “suy giảm mục đích của các nghị quyết trừng phạt” nhằm buộc B́nh Nhưỡng phải từ bỏ các hoạt động bị cấm.
Mỹ sẽ phải chịu “nỗi đau lớn nhất”
Sáng qua (giờ Việt Nam), HĐBA nhất trí thông qua nghị quyết mới nhằm thắt chặt trừng phạt Triều Tiên như cấm toàn bộ hàng xuất khẩu dệt may của nước này, áp đặt mức trần xuất khẩu dầu đă tinh lọc sang Triều Tiên ở mức 2 triệu thùng/năm… Đây là lần đầu tiên HĐBA trừng phạt nhằm vào hoạt động nhập khẩu dầu của Tiều Tiên. Mỹ muốn áp lệnh cấm vận dầu hoàn toàn nhưng Trung Quốc và Nga, hai nước thành viên HĐBA, được cho là đă ngăn cản bất kỳ bước đi nào có khả năng khiến Triều Tiên bất ổn. Nghị quyết 2375 cũng hạn chế việc sử dụng lao động Triều Tiên ở nước ngoài.
Sau khi nghị quyết được thông qua, Peru yêu cầu Đại sứ Triều Tiên rời khỏi nước này trong ṿng 5 ngày, v́ các vụ thử hạt nhân của B́nh Nhưỡng chống lại cộng đồng quốc tế, AP đưa tin. Bộ Ngoại giao Peru tuyên bố, Đại sứ Kim Hak Chol là “người không được hoan nghênh”. Tuần trước, Mexico cũng trục xuất Đại sứ Triều Tiên khỏi nước này. Bộ Ngoại giao Peru thông báo, quyết định của họ là do Triều Tiên nhiều lần vi phạm các nghị quyết trước đây của HĐBA, do đó “cấu thành mối đe dọa nghiêm trọng và không thể chấp nhận đối với an ninh và ḥa b́nh quốc tế, cũng như ổn định ở Đông Á và trên thế giới”. Nước này kêu gọi B́nh Nhưỡng “tôn trọng luật quốc tế và chấm dứt chương tŕnh hạt nhân một cách có kiểm chứng và không đảo ngược”.
Triều Tiên hôm qua lên án nghị quyết trừng phạt mới của LHQ và cảnh báo Mỹ sẽ phải hứng chịu “nỗi đau lớn nhất” v́ đi đầu trong hành động này. Trong phản ứng đầu tiên trước các biện pháp trừng phạt mới, Đại sứ Triều Tiên tại Geneva Han Tae Song được báo chí dẫn lời nói rằng, B́nh Nhưỡng “lên án bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất và bác bỏ nghị quyết trái luật mới nhất của Hội đồng Bảo an LHQ”.
“Những biện pháp sắp tới của Triều Tiên sẽ khiến Mỹ phải chịu nỗi đau lớn nhất mà họ từng trải qua trong lịch sử”, Reuters dẫn lời ông Han nói tại Hội nghị giải trừ quân bị ở Geneva.